Nét cọ từ tâm hồn người mẹ

Nữ họa sĩ Văn Dương Thành.
Nữ họa sĩ Văn Dương Thành.
(PLO) - Hôm nay - 8/3/2018, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với hoạ sĩ Văn Dương Thành tổ chức triển lãm “Người mẹ và thiên nhiên” như một món quà dành tặng chị em phụ nữ và cũng là sự kiện kỉ niệm 40 năm hoạt động nghệ thuật của nữ hoạ sĩ.

Văn Dương Thành là nữ họa sĩ tài năng, quê ở Tuy Hòa, Phú Yên, lớn lên ở Hà Nội và học 12 năm tại L’Ecole dé Beaux Art d’Indochine và Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Chị đã đạt nhiều giải thưởng mỹ thuật uy tín như “Nghệ thuật kiệt xuất quốc tế” của CFMI, USA - France 1995 và 1997, “Vinh danh Đất Việt” năm 2007 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Chị đã có 80 triển lãm cá nhân và nhiều sáng tác xuất sắc được trưng bày tại 9 Viện Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia ở Việt Nam, Singapore, Ba Lan, Tây Ban Nha, Mông Cổ, Trung Quốc, Mondavia, Romania và Thụy Điển… Tranh của chị có mặt trong các bộ sưu tập của các nguyên thủ quốc gia và các bộ sưu tập tư nhân uy tín. 

35 tác phẩm hiện diện trong triển lãm “Người mẹ và thiên nhiên” được chọn lọc từ triển lãm ở các Viện bảo tàng quốc gia và từ 1.700 tác phẩm của Văn Dương Thành, khắc họa chân dung người mẹ, nhiều sắc thái về vẻ đẹp của người phụ nữ và trẻ em trong khung cảnh thiên nhiên Việt Nam.

Các tác phẩm trong triển lãm “Người mẹ và thiên nhiên” được thể hiện bằng nhiều chất liệu sơn dầu, sơn mài và điêu khắc đá, trong đó có những bức đặc biệt như phù điêu đá ngũ sắc chân dung người mẹ của nữ hoạ sĩ, hay bức vẽ “Bé Sơn và con mèo” được sáng tác năm 1977 là góc nhìn từ tâm hồn của người mẹ về đứa con trai mới vài tháng tuổi của mình, và có cả tác phẩm “Hoa đào đêm giao thừa” vừa được sáng tác vào thời khắc giao thừa 2018.

Mảng tranh hoài niệm kiến trúc cổ Hà Nội như những trang nhật ký ghi lại bước chân hoạ sĩ từ thuở ấu thơ mà ở đó rất nhiều quang cảnh đã phôi pha với thời gian và không còn hiện hữu. Nhiều lát cắt về Hà Nội qua 4 mùa, dưới mưa, những cái tên như phố Phất Lộc, làng cổ Đường Lâm, Văn Miếu, Ô Quan Chưởng, làng Yên Phụ… xuất hiện rất nhiều trong các bức vẽ của nữ hoạ sĩ. Những bức tranh này trở thành chứng tích lịch sử để lớp trẻ và những người yêu Hà Nội có thể nhìn thấy và tìm lại một Hà Nội xưa...

Đặc biệt, trong thời gian 2 tháng diễn ra triển lãm (8/3-8/5/2018) nữ họa sĩ Văn Dương Thành còn hướng dẫn kỹ thuật vẽ tranh và phát hiện năng khiếu cho trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật đam mê hội họa. Sự phát hiện và lời động viên kịp thời tạo ra sự thay đổi lớn lao trong cuộc đời mỗi con người – nữ họa sĩ Văn Dương Thành luôn tâm niệm như vậy từ chính cuộc đời của mình. Chị kể với phóng viên, ngày còn nhỏ gia đình nghèo nên chị không thể đi học âm nhạc như mơ ước.

Sau giờ học, cô bé Văn Dương Thành 6 tuổi say mê với những bức tranh vẽ trên vở. Rồi một lần, người cha của chị đã nhìn thấy, thay vì trách mắng con vẽ bậy, ông đã khen con có năng khiếu vẽ và động viên con rèn luyện cố gắng thêm. Lời động viên của người cha năm nào đã là đôi cánh động viên chị trên suốt chặng đường theo đuổi hội họa. Khi chị 7 tuổi người cha qua đời và ước mơ lưu lại tên tuổi của cha cũng là động lực giúp chị thành công trong nghiệp vẽ. 

Ngoài sáng tác, họa sĩ Văn Dương Thành còn tổ chức nhiều khoá đào tạo năng khiếu cho lớp trẻ cũng như các chương trình thiện nguyện. Chị đã từng dạy vẽ miễn phí cho hơn nghìn người tại nhiều nước châu Âu. Về Việt Nam lần này, nữ họa sĩ mong muốn được trao đổi học thuật với các nhà nghiên cứu, họa sĩ trẻ, sinh viên và vẽ một bức tranh bán lấy tiền từ thiện ủng hộ chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” do Hội LHPN Việt Nam phát động. Bà Nguyễn Thị Tuyết – Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam đã bày tỏ sự trân trọng khi nói về khoảng thời gian 2 tháng quý báu mà nữ họa sĩ Văn Dương Thành dành cho Bảo tàng Phụ nữ cùng những hoạt động thiện nguyện của nữ họa sĩ tại đây.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.