Nên và không nên làm gì trước khi phẫu thuật?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khi thấy bất kỳ thay đổi nào về tình trạng chung của cơ thể, người bệnh/người nhà người bệnh cần liên hệ với bệnh viện và làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế...

Phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức hướng dẫn những điều người bệnh nên làm và không nên làm vào trước ngày phẫu thuật.

Theo đó, trước ngày phẫu thuật, người bệnh vẫn sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sỹ và hoàn thành các xét nghiệm máu, chụp XQ, siêu âm bụng, nội soi, điện tim, chụp cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính, siêu âm tim (nếu cần).

Người bệnh nên ăn uống đủ chất, bởi dinh dưỡng tốt, đầy đủ sẽ giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và hồi phục tốt sau mổ (theo hướng dẫn của nhân viên y tế).

Người bệnh nên suy nghĩ tích cực; ngủ sớm, ngủ đủ giấc (tối thiểu 8h/ngày); tập các động tác lý liệu pháp hô hấp như: Tập hít sâu, thở chậm, ho khạc đờm; nằm trên giường tập các động tác co, gấp, duỗi các chi.

Người bệnh/người nhà bệnh nhân cần mang các giấy tờ tùy thân của người bệnh như: Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển tuyến, chứng minh thư (tất cả còn hạn)/ hoặc thẻ học sinh có dán ảnh có dấu giáp lai của địa phương với trẻ em trên 6 tuổi. Trẻ em dưới 6 tuổi thì bố/mẹ bệnh nhân phải xuất trình chứng minh thư nhân dân. Tất cả giấy tờ cần được trình trong vòng 24 giờ sau khi nhập viện.

Người bệnh nên đi cùng với người thân/ người giám hộ để hỗ trợ người bệnh khi cần (đảm bảo an toàn cũng như lý do pháp lý).

Người bệnh/người nhà cũng nên liên hệ với công ty bảo hiểm của người bệnh để xem có những khoản chi phí nào mà bảo hiểm sẽ chi trả theo chính sách của họ và họ cần những thủ tục gì khi người bệnh thanh toán.

Những việc người bệnh không nên làm: Không hút thuốc, bởi hút thuốc khiến người bệnh có thể gặp các vấn đề về hô hấp trong hoặc sau khi phẫu thuật, và nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi. Hút thuốc lá làm giảm lưu thông máu, làm chậm quá trình lành vết mổ, và vết mổ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn.

Không uống rượu, bia, cafe, vì rượu, bia sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và làm loãng máu của người bệnh. Nó sẽ gây ra chảy máu hoặc nhiễm khuẩn vết mổ cũng như ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của người bệnh.

Người bệnh không nên mang trang sức quý giá, đắt tiền đến bệnh viện (chỉ mang những gì cần thiết cho việc thanh toán và các chi phí phát sinh khác); Không nên mang theo chăn, màn, phích nước, vali, túi lớn…

Không cạo lông vùng phẫu thuật trước 7 ngày phẫu thuật, vì có thể tạo ra vi khuẩn.

Bên cạnh đó, người bệnh phải sử dụng một số loại thuốc đặc biệt (khi bác sỹ kê) như thuốc chống đông… theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

"Nếu người bệnh sốt/cảm lạnh, đến kỳ kinh nguyệt hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác trước phẫu thuật 1 ngày hay người bệnh/người nhà người bệnh muốn hoãn mổ, hãy gọi điện để thông báo với khoa phòng xin tư vấn và trợ giúp", Phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức hướng dẫn thêm.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.