'Nên khuyến cáo phụ huynh và học sinh về ô nhiễm không khí'

'Nên khuyến cáo phụ huynh và học sinh về ô nhiễm không khí'
(PLVN) -Thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội - đề xuất Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT nên phối hợp để khuyến cáo phụ huynh, học sinh trước tình trạng ô nhiễm không khí.

Bộ Y tế vừa ra văn bản khuyến cáo trong tình trạng không khí xấu như hiện nay, người dân hạn chế ra khỏi nhà, vận động, tập thể dục ngoài trời.

Sở Tài nguyên và Môi trường cũng khuyến cáo về nhóm nhạy cảm (người già, trẻ em và người mắc bệnh hô hấp) khi chỉ số AQI từ 201 đến 300. Nhóm người này nên ở trong nhà, đóng kín các cửa sổ. Trường hợp phải ra ngoài trời nên mang khẩu trang chống bụi đạt chuẩn. Các trường học không cho học sinh tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời.

Chia sẻ với Zing.vn sáng 16/12, thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie Hà Nội - đề xuất Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT hoặc sở GD&ĐT của các thành phố lớn nên có văn bản khuyến cáo phụ huynh, học sinh về tình trạng ô nhiễm không khí và giải pháp.

Dựa trên những số liệu, thông tin khoa học, người dân sẽ có nhận thức đúng trong việc ứng phó tình trạng ô nhiễm không khí. Thực tế, nhiều phụ huynh, giáo viên chưa quan tâm đúng mức về ô nhiễm môi trường.

'Nen khuyen cao phu huynh va hoc sinh ve o nhiem khong khi' hinh anh 1 z1657993045531_b1426d53d5b87bb02f8481749d5a284d.jpg

Đường phố Hà Nội mịt mờ do ô nhiễm kết hợpsương mù dày đặc. Ảnh:Duy Hiệu.

Văn bản có thể khuyến cáo phụ huynh hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, đeo khẩu trang đúng cách, vệ sinh cá nhân. Nhà trường cũng nên thay đổi lịch học phù hợp để hạn chế cho trẻ vận động ngoài trời, áp dụng lối sống xanh - sạch.

Thầy Nguyễn Xuân Khang cho rằng việc dạy và học của nhà trường phải theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Đến này, chưa có quy định nào cho phép nhà trường cho học sinh nghỉ học vì ô nhiễm không khí hay bụi mịn. Vì vậy, không trường nào dám chủ động cho học sinh nghỉ học, giáo viên nghỉ làm.

Gần đây, nhiệt độ tại Hà Nội nhiều ngày giảm sâu, học sinh đang bước vào kỳ thi học kỳ I. Vì vậy, hoạt động của phần lớn nhà trường chủ yếu diễn ra trong nhà.

Theo hiệu trưởng trường Marie Curie, phương án cho học sinh ở nhà những ngày ô nhiễm không khí không khả thi. Cách thức này có thể gây ra những rắc rối khác khi bố mẹ lúng túng trong việc trông trẻ.

Trước đó, vào tháng 10, trường Tiểu học Lê Quý Đôn, Hà Nội, cho hay các hoạt động ngoài trời của học sinh được tạm hoãn vì ô nhiễm không khí.

Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ và các nhà trường trên địa bàn đã khuyến cáo phụ huynh đưa con đi học vào buổi sáng nên đeo khẩu trang, mặc k‌ín để tránh bụi mịn bám vào da.

Tại Hà Đông, Trưởng phòng GD&ĐT Phạm Thị Lệ Hằng cho biết để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đơn vị đã chỉ đạo các trường nhắc nhở học s‌inh ra ngoài phải đeo khẩu trang để tránh khói, bụi. Khi ra ngoài về, người dân nên rửa mũi, họng bằng nước muối s‌inh l‌ý.

Đồng thời, phòng GD&ĐT cũng nhắc nhở các trường dọn dẹp vệ sinh, lau chùi cửa k‌ính, trồng cây xanh, bổ sung thêm nhiều cây hoa để thanh lọc không khí.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, trong tình trạng không khí xấu như hiện nay, người dân hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời; ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).

Người dân nên thực hiện một số vệ sinh cá nhân như mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường; tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Người hút thuốc lá nên bỏ hẳn hoặc hạn chế thói quen này. Người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc.

Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường, khu vực ô nhiễm. Bên cạnh đó, người dân cần phải thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống.

Giảm ô nhiễm môi trường cần hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, từ hoặc bếp ga. Người dân nên trồng cây xanh trong và quanh nhà, giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.