Nấu lá rừng ăn sáng, 3 phụ nữ tử vong và 2 người nhập viện

Nấu lá rừng ăn sáng, 3 phụ nữ tử vong và 2 người nhập viện
Sáng 12/7, nhóm 5 người dân ở xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) hái rau rừng (tưởng lá chua) để nấu canh ăn sáng.

Sau khi ăn, cả nhóm 5 người thấy buồn nôn, tê chân tay, tê miệng, khó chịu, liền gọi cho người thân lên đón đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên.

Ngay sau khi Bệnh viện tiếp nhận 5 bệnh nhân (đều là nữ), đã có 3 người tử vong gồm: Trần Thị Hành (sinh năm 1967); Sằm Thị Đẹp (sinh năm 1962) và Hoàng Thị Nguyên (sinh năm 1971). Cả 3 nạn nhân đều trú tại thôn Nà Lách, xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên (Hà Giang). Hai trường hợp còn lại là Đặng Thị Mai (sinh năm 1976) và Tẩn Thị Khẩy (sinh năm 1960) cùng thôn với 3 nạn nhân trên đã được các y, bác sỹ Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên chẩn đoán ngộ độc lá ngón. Bệnh viện đã tiến hành đặt Sonde rửa dạ dày, cho các bệnh nhân thở oxy, truyền dịch và thực hiện các biện pháp cấp cứu khẩn cấp.

Ông Bùi Văn Toán - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên (Hà Giang) cho biết: Đối với 3 ca tử vong, Bệnh viện đã hoàn thiện thủ tục và bàn giao thi thể nạn nhân cho người nhà; phối hợp với xe của Trung tâm Y tế huyện Vị Xuyên đưa 3 nạn nhân về an táng tại gia đình theo phong tục địa phương; đồng thời chuyển 2 bệnh nhân lên tuyến trên để cấp cứu, điều trị kịp thời.

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang, 2 bệnh nhân trong vụ ăn nhầm lá ngón hiện đang được cấp cứu, điều trị kịp thời tại Bệnh viện. Hiện 2 bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, đang tiếp tục cấp cứu, theo dõi, xử lý diễn biến.

Ngay sau khi nhận được thông tin, chiều tối 12/7, Thường trực UBND huyện Vị Xuyên cùng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội Chữ thập đỏ và cấp ủy, chính quyền địa phương đã tới thăm hỏi, động viên, chia sẻ, hỗ trợ mỗi gia đình có người tử vong do ăn nhầm lá ngón mỗi hộ 10 triệu đồng.

Lá ngón là một loại dây mọc leo thân quấn thường xanh dài tới 12 m, thân và cành không có lông, trên thân hơi có khía dọc; lá mọc đối, hình trứng thuôn dài, hơi hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn hoặc hơi tù, mép nguyên, bóng nhẵn, dài 7 - 12 cm, rộng từ 2,5 đến 5,5 cm. Hoa của cây lá ngón mọc thành chùm ở đầu cành hay ở kẽ lá, cánh hoa màu vàng, mùa hoa vào các tháng 6, 8, 10. Quả của cây lá ngón là một nang, màu nâu hình thon, dài 1 cm, rộng 0,5 cm, hạt nhỏ, quanh mép có rìa mỏng màu nâu nhạt, hình thận.

Lá ngón được coi là loại cây có độc tính hàng cao nhất (thuốc độc bảng A), một số người cho rằng chỉ cần ăn ba lá cây này là đủ chết người. Cây lá ngón không những rất giống mà còn mọc ở gần nhiều cây thuốc và rau ăn nên người dân dễ nhầm lẫn, gây hậu quả chết người.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.