Các nhà lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã thống nhất kế hoạch xây dựng hệ thống tên lửa phòng không sẽ giúp bảo vệ toàn bộ quốc gia thành viên vào đêm 19-11 trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh tại Lisbon, Bồ Đào Nha.
Hiện tại Nga đang được trông đợi sẽ đồng ý đàm phán về tính khả thi của việc hợp tác phát triển hệ thống này.
Tổng thống Mỹ Barrack Obama, người đề xuất hệ thống tên lửa linh hoạt ít tốn kém và hữu dụng này tại châu Âu và trên biển, đã ca ngợi việc thống nhất này, cho rằng đây là lần đầu tiên "chúng ta đã đồng ý phát triển một hệ thống tên lửa đủ mạnh để bảo vệ tất cả lãnh thổ NATO và nhân dân và nước Mỹ", báo New York Times trích lời ông Obama.
CNN dẫn lời Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen gọi đây là "lộ trình của của các đồng minh trong vòng 10 năm tới. Khái niệm Chiến lược mới khẳng định quan điểm không thay đổi của NATO về chống khủng bố và hiện đại hóa cách NATO phòng vệ trong thế kỷ 21".
Hệ thống tên lửa phòng không từ lâu đã là chủ đề căng thẳng giữa NATO và Nga, nhưng các quan chức Mỹ vẫn tỏ ra lạc quan về cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra ngày hôm nay với Nga.
Các lãnh đạo cao cấp của NATO tỏ ra chào đón tổng thống Nga Dmitri A. Medvedev về ý tưởng hợp tác với NATO về hệ thống tên lửa này nói riêng và an ninh châu Âu nói chung. Ngoài ra, Nga còn được hứa hẹn chia sẻ hệ thống tình báo và radar.
Phía Matxcơva cho biết quan tâm về đề nghị trên nhưng vẫn còn một số nghi vấn, và muốn bảo đảm hệ thống đó không nhằm vào hệ thống tên lửa riêng của Nga.
Hệ thống tên lửa được thông qua vào ngày 19-11 khác với hệ thống tên lửa cố định gây tranh cãi mà cựu tổng thống Mỹ George W.Bush đề ra trước đó. Ý tưởng của việc phát triển hệ thống radar và tên lửa phòng không sẽ ít tốn kém hơn hệ thống của ông Bush.
Các quan chức Mỹ chào đón việc thống nhất này như một thắng lợi cho ông Obama và nỗ lực của việc cải thiện mối quan hệ với Matxcơva.
Theo họ, việc đạt được thỏa thuận này cho thấy ông Obama vẫn còn sức ảnh hưởng và uy tín giữa các đồng minh bất chấp đảng Dân chủ của ông không giành được thắng lợi trong kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ.
CNN cho biết ông Obama đang tìm kiếm sự ủng hộ từ các đồng minh NATO cho một hiệp ước START 2 về cắt giảm vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ, để tránh một bế tắc tại Thượng viện liên quan đến việc phê chuẩn hiệp ước này do phe Cộng hòa tìm cách trì hoãn.
Hiện tại Nga đang được trông đợi sẽ đồng ý đàm phán về tính khả thi của việc hợp tác phát triển hệ thống này.
Chủ tịch Nato và TT Nga. |
CNN dẫn lời Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen gọi đây là "lộ trình của của các đồng minh trong vòng 10 năm tới. Khái niệm Chiến lược mới khẳng định quan điểm không thay đổi của NATO về chống khủng bố và hiện đại hóa cách NATO phòng vệ trong thế kỷ 21".
Hệ thống tên lửa phòng không từ lâu đã là chủ đề căng thẳng giữa NATO và Nga, nhưng các quan chức Mỹ vẫn tỏ ra lạc quan về cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra ngày hôm nay với Nga.
Các lãnh đạo cao cấp của NATO tỏ ra chào đón tổng thống Nga Dmitri A. Medvedev về ý tưởng hợp tác với NATO về hệ thống tên lửa này nói riêng và an ninh châu Âu nói chung. Ngoài ra, Nga còn được hứa hẹn chia sẻ hệ thống tình báo và radar.
Phía Matxcơva cho biết quan tâm về đề nghị trên nhưng vẫn còn một số nghi vấn, và muốn bảo đảm hệ thống đó không nhằm vào hệ thống tên lửa riêng của Nga.
Hệ thống tên lửa được thông qua vào ngày 19-11 khác với hệ thống tên lửa cố định gây tranh cãi mà cựu tổng thống Mỹ George W.Bush đề ra trước đó. Ý tưởng của việc phát triển hệ thống radar và tên lửa phòng không sẽ ít tốn kém hơn hệ thống của ông Bush.
Các quan chức Mỹ chào đón việc thống nhất này như một thắng lợi cho ông Obama và nỗ lực của việc cải thiện mối quan hệ với Matxcơva.
Theo họ, việc đạt được thỏa thuận này cho thấy ông Obama vẫn còn sức ảnh hưởng và uy tín giữa các đồng minh bất chấp đảng Dân chủ của ông không giành được thắng lợi trong kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ.
CNN cho biết ông Obama đang tìm kiếm sự ủng hộ từ các đồng minh NATO cho một hiệp ước START 2 về cắt giảm vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ, để tránh một bế tắc tại Thượng viện liên quan đến việc phê chuẩn hiệp ước này do phe Cộng hòa tìm cách trì hoãn.