Nâng tốc độ 4G, MobiFone khéo léo “chiều” Thượng đế

Nâng tốc độ 4G, MobiFone khéo léo “chiều” Thượng đế
(PLVN) - Trong bối cảnh chiếc điện thoại di động không chỉ còn là công cụ nghe gọi, việc tăng tốc độ 4G giúp người dùng có những trải nghiệm tốt hơn là vấn đề sống còn trong việc thu hút khách hàng của các doanh nghiệp viễn thông. Và, trong cuộc “chạy đua” ấy, MobiFone đã có những bước đột phá đáng nể.

Khi 4G là “át chủ bài” của nhà mạng

Sau hơn 3 năm kể từ khi 4G được đưa vào thương mại hóa, tới nay công nghệ băng rộng di động này đã phủ sóng mọi “ngõ ngách” của Việt Nam. Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, các thiết bị di động có kết nối 4G ngày càng rẻ, các dịch vụ trên nền tảng Internet ngày càng nhiều... thì 4G thực sự đem lại những trải nghiệm thú vị cho người dùng.

Báo cáo của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động trong suốt hai năm qua cũng cho thấy, doanh thu từ các dịch vụ truyền thống như gọi thoại, tin nhắn văn bản ngày càng giảm trong khi số lượng người dùng 4G ngày càng tăng. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi với tốc độ Internet 4G của Việt Nam thuộc loại nhanh trên thế giới, thị trường ứng dụng, các dịch vụ trên nền 4G ngày càng phát triển. Các dịch vụ OTT như Viber, Zalo, Facebook Messenger, Facetime... đã “làm thay” nhà mạng việc kết nối với giá cực rẻ qua wifi và 4G, YouTube đã làm công việc thay chiếc TV trong lĩnh vực giải trí...

Xác định 4G chính là “át chủ bài”, các doanh nghiệp viễn thông ra sức tìm cách thu hút người dùng về với mình bằng cách đưa ra các gói cước rất rẻ. Trong năm 2019, người dùng đã thấy một cuộc giảm giá Data cực lớn khi mà lưu lượng Data luôn tăng lên mà giá thì vẫn giữ nguyên, thậm chí còn được các nhà mạng đưa vào các gói “Combo” làm giá thành tính ra lại càng rẻ. Ví dụ như một số gói cước khách hàng đóng 90.000 đồng/tháng sẽ được ưu đãi gọi nội mạng, 20 phút ngoại mạng và mỗi ngày có 2GB data... 

Dùng công nghệ nâng tầm... công nghệ

Bên cạnh cuộc “chạy đua” về giá, các nhà mạng đều hiểu rằng, chất lượng là yếu tố tiên quyết khiến người dùng ở lại hoặc tìm đến với mình, nhất là việc chuyển mạng giữ số đang được Bộ Thông tin và Truyền thông đốc thúc quyết liệt, không cho phép nhà mạng cản trở thuê bao chuyển đến làm khách hàng của doanh nghiệp khác.

Muốn nâng cấp chất lượng 4G, ngoài việc đầu tư mới, các nhà mạng phải đầu tư công nghệ, tối ưu hóa nguồn lực hiện có, mở rộng và nâng cao chất lượng.

Hàng nghìn trạm BTS hiện đại của MobiFone sử dụng công nghệ mạng truy nhập vô tuyến C-RAN có kiến trúc hài hòa, mang lại vẻ đẹp và văn minh đô thị.
 Hàng nghìn trạm BTS hiện đại của MobiFone sử dụng công nghệ mạng truy nhập vô tuyến C-RAN có kiến trúc hài hòa, mang lại vẻ đẹp và văn minh đô thị.

Đơn cử như MobiFone, kể từ đầu năm 2020, đơn vị này đã đưa vào phát sóng mới hàng chục nghìn trạm BTS 3G, 4G tại 63 tỉnh, thành trên cả nước. Ngoài ra, MobiFone cũng áp dụng công nghệ 4G+, bổ sung sự thiếu hụt băng tần bằng phương pháp ghép 2-3 sóng mang để tăng gấp đôi tốc độ 4G. Cụ thể, MobiFone còn ứng dụng công nghệ MIMO 4x4. Đây là một phần của công nghệ giao tiếp không dây (dù là WiFi 802.11ac hay 4G LTE) - thông thường một thiết bị sẽ có một ăng-ten trong đó, gọi là 1x1 MIMO và chỉ hỗ trợ một dòng dữ liệu tại một thời điểm. Với MIMO 4x4, và công nghệ đa sector, tốc độ 4G của MobiFone đã được cải thiện đáng kể.

Với sự đầu tư bài bản, 4G của MobiFone đã được ghi nhận bằng sự đánh giá của cơ quan nhà nước. Cụ thể, kết quả từ đợt đo kiểm các chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật theo Tiêu chuẩn Quốc gia đối với dịch vụ truy nhập internet trên mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng LTE-LTE-A tại Hà Nội và Hải Phòng (vào tháng 6/2020) của Cục Viễn thông cho thấy, MobiFone đều vượt quy định của nhà chức trách.

Cụ thể, MobiFone đạt chất lượng sẵn sàng của mạng vô tuyến lên tới 99,99% (tiêu chuẩn là >95%); tỷ lệ truy cập không thành công là 0% (tiêu chuẩn là <5%), thời gian trễ trung bình truy nhập dịch vụ là 0,02 giây so với <5 giây quy định; tỷ lệ truyền tải dữ liệu bị rơi là 0%; tốc độ tải xuống trung bình là 43,69Mbit/s, tải lên trung bình là 33,43Mbit/giây... Đây là những con số khiến nhiều đối thủ của nhà mạng phải giật mình.

Bên cạnh việc tối ưu hóa, bổ sung mạng lưới, công tác chăm sóc khách hàng của MobiFone cũng là một trong nhiều điểm sáng để hút khách hàng. Thực tế cho thấy, việc gọi lên tổng đài để gặp điện thoại viên của MobiFone dễ hơn so với một số mạng khác (thời gian chờ đợi ít hơn). Ngoài ra, nhà mạng cũng sáng tạo ra các gói dịch vụ, tiện ích để đáp ứng nhu cầu càng cao của khách hàng.

“Lấy khách hàng là trung tâm luôn là mục tiêu tối thượng của MobiFone. Chúng tôi sẽ không dừng lại ở những gì làm được, mà sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với danh hiệu nhà mạng chăm sóc khách hàng và được khách hàng yêu quý nhất trong nhiều năm qua”, lãnh đạo MobiFone cho biết.

Tin cùng chuyên mục

Bảng xếp hạng Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử 2024 của Liên hợp quốc. (Ảnh chụp màn hình)

Tăng 15 bậc, Việt Nam vào nhóm ‘rất cao’ của Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử 2024

(PLVN) - Trong bảng xếp hạng Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) năm 2024, Việt Nam có vị trí thứ 71 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, tăng 15 bậc so với năm 2022. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên được xếp vào nhóm EGDI ở mức Rất cao và vươn lên vị trí xếp hạng cao nhất kể từ khi bắt đầu tham gia đánh giá EGDI của Liên hợp quốc vào năm 2003.

Đọc thêm

Dự kiến lùi thời gian tắt sóng di động 2G

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm chủ trì cuộc họp báo. (Ảnh Thảo Anh)
(PLVN) - Cục Viễn thông đang tham mưu với lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông lùi thêm thời gian của quy định tắt sóng 2G Only, để đảm bảo các nhà mạng có thêm khoảng thời gian hỗ trợ người dân cũng như tiếp tục thông tin tới người dân về quy định tắt sóng 2G.

Roaming ngay tại các khu vực có khả năng bị mất liên lạc kéo dài

Các doanh nghiệp viễn thông cần roaming ngay tại các khu vực có khả năng mất liên lạc kéo dài. (Ảnh minh họa: Viettel)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các doanh nghiệp viễn thông triển khai roaming (chuyển vùng) ngay tại các khu vực có nhà mạng có khả năng bị mất liên lạc kéo dài; hướng dẫn người dân cách cài đặt để máy điện thoại có thể tự động chuyển vùng dịch vụ...

Bộ TT&TT gửi thông tin cảnh báo bão Yagi tới hơn 32 triệu thuê bao

VNPT Hải Phòng triển khai các điểm hỗ trợ người dân sạc pin. (Ảnh: VNPT)
(PLVN) - Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông đã kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó toàn diện nhằm đảm bảo thông tin liên lạc không bị gián đoạn. Trong đó, hơn 32 triệu thuê bao tại các vùng bị ảnh hưởng đã nhận được tin nhắn cảnh báo và hướng dẫn cụ thể nhằm chuẩn bị tốt nhất cho cơn bão.

MobiFone khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão Yagi

MobiFone khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão Yagi
(PLVN) - Sau khi bão Yagi quét qua các tỉnh miền Bắc, ngay trong sáng 8/9, thêm nhiều đoàn cán bộ kỹ thuật MobiFone đã lập tức tỏa đi các điểm nóng để kịp thời ứng cứu thông tin, phục vụ khách hàng khắc phục hậu quả sau bão.

VNPT tập trung toàn bộ nhân sự xử lý sự cố do bão Yagi

VNPT Hải Phòng huy động toàn bộ cán bộ, công nhân viên tham gia, xử lý, khắc phục mạng lưới sau bão.
(PLVN) - Tại hai địa phương bị ảnh hưởng lớn nhất bởi bão Yagi là Hải Phòng và Quảng Ninh, toàn bộ cán bộ, công nhân viên VNPT đều đang trên mạng lưới xử lý sự cố nhằm phục hồi sớm nhất có thể. Tập đoàn VNPT đã điều động gần 200 nhân lực kèm theo công cụ, dụng cụ hỗ trợ cho Quảng Ninh, Hải Phòng.

Vietel ứng dụng công nghệ, nâng cao 30% hiệu quả khôi phục thông tin trong bão

Lực lượng của Viettel trực 24/7, theo dõi mọi diễn biến trên phần mềm Phòng chống thiên tai để đưa thông tin kịp thời đến các đội phòng chống bão.
(PLVN) - Cùng với huy động tối đa nhân lực, phương tiện, vật tư phục vụ công tác phòng chống cơn bão Yagi, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tăng cường ứng dụng công nghệ, giúp phát hiện và điều hành củng cố kịp thời các vấn đề của mạng lưới thông tin liên lạc phục vụ người dân.