Nâng tiêu chuẩn khí thải xe máy - bước tiến xanh cho môi trường

Khí thải xe máy là vấn đề nhức nhối với ngành Giao thông và ngành Môi trường. (Nguồn: VGP)
Khí thải xe máy là vấn đề nhức nhối với ngành Giao thông và ngành Môi trường. (Nguồn: VGP)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đề xuất của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về việc nâng tiêu chuẩn khí thải cho xe gắn máy dưới 50cc lên mức tương đương với xe mô tô trên 50cc đang được dư luận quan tâm. Theo xu thế chung, đây có thể sẽ là một giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trong ngành Giao thông vận tải.

Nâng mức khí thải để bảo vệ môi trường…

Theo pháp luật hiện hành, xe gắn máy 2 bánh dưới 50cc đang áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 2. Trong dự thảo Quyết định của Thủ tướng quy định về lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã đề cập đến đề xuất của VCCI về việc nâng mức tiêu chuẩn khí thải với xe gắn máy 2 bánh dưới 50cc lên mức ngang xe mô tô trên 50cc. Tuy nhiên, Bộ GTVT vẫn giữ nguyên tiêu chuẩn so với quy định hiện hành.

Giải thích về điều này, Bộ GTVT dẫn chứng từ Báo cáo đánh giá tác động của đề xuất, việc nâng tiêu chuẩn khí thải lên mức 3 hoặc 4 cho xe dưới 50cc sẽ khó khăn và kém hiệu quả về kinh tế. Theo kinh nghiệm từ một số quốc gia khác, khi áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức cao cho loại xe này, nhiều nhà sản xuất đã phải ngừng cung cấp, do chi phí cải tiến động cơ để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn mới quá cao, làm tăng giá thành xe.

Điều này sẽ khiến người tiêu dùng chuyển sang sử dụng xe mô tô trên 50cc hoặc xe đạp điện. Bộ GTVT lưu ý rằng, xe dưới 50cc phục vụ nhóm người tiêu dùng không cần bằng lái như học sinh, sinh viên và người cao tuổi, nên nếu ngừng cung cấp loại xe này sẽ ảnh hưởng lớn đến nhóm khách hàng trên.

Tuy nhiên, VCCI cho rằng, bối cảnh hiện tại đã thay đổi, khi thị trường có nhiều loại xe máy điện và xe đạp điện có thể thay thế xe gắn máy dưới 50cc. Theo quy định, xe máy điện có vận tốc dưới 50km/h cũng không yêu cầu bằng lái. Các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất xe điện và được thị trường đón nhận, nguồn cung hiện nay không còn phụ thuộc vào hàng nhập khẩu như trước.

Bên cạnh đó, Quyết định 876/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ khẳng định chủ trương khuyến khích chuyển đổi sang xe điện cá nhân và dừng sản xuất, nhập khẩu xe gắn máy chạy xăng trong giai đoạn 2025 - 2040. VCCI cho rằng xe dưới 50cc không còn phù hợp với xu hướng chuyển đổi xanh và đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc lộ trình nâng mức tiêu chuẩn khí thải lên mức 3 hoặc 4 để bắt kịp với xu thế toàn cầu, thúc đẩy người dùng chuyển sang các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

Liệu đã đúng thời điểm?

Khó thể phủ nhận, việc áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới có thể thúc đẩy thị trường hướng tới các giải pháp di chuyển xanh và sạch hơn. Tuy nhiên, để thực thi quy định này, cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố thực tế và mức độ sẵn sàng hiện nay.

Đơn cử, việc nâng tiêu chuẩn khí thải và chuyển đổi sang xe điện cần đánh giá toàn diện về tác động kinh tế và chi phí xã hội đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp. Xe điện hiện vẫn có giá thành cao hơn đối với các nhóm thu nhập thấp như học sinh, sinh viên và người cao tuổi, những người đang lựa chọn xe dưới 50cc vì chi phí thấp và tiện lợi. Thực tế này đòi hỏi một lộ trình dài hạn với các chính sách hỗ trợ tài chính rõ ràng cho người tiêu dùng.

Theo khảo sát của phóng viên, xe máy dưới 50cc có giá trung bình trong khoảng 15 - 25 triệu đồng, trong khi xe máy điện chất lượng tương đương có giá trung bình trong khoảng 18 - 40 triệu đồng. Một vấn đề lớn khác là hạ tầng kỹ thuật và chính sách hỗ trợ cho việc phát triển xe điện vẫn còn hạn chế. Hiện tại, hệ thống hạ tầng cho xe điện tại Việt Nam còn thiếu và chưa phát triển đủ để hỗ trợ việc thay thế xe máy xăng, bao gồm việc thiếu trạm sạc điện công cộng và cơ sở bảo dưỡng xe điện.

Các chính sách hỗ trợ người tiêu dùng chuyển đổi cũng chưa rõ ràng, ví dụ như việc giảm thuế, trợ cấp hoặc ưu đãi giá cho xe điện. Theo đó, Việt Nam mới chỉ đang phát triển mạng lưới trạm sạc điện công cộng, nhiều vùng nông thôn, ngoại ô không có cơ sở hạ tầng này, khiến việc sử dụng xe điện trở nên khó phổ biến trên phạm vi rộng.

Hơn hết, việc chuyển sang xe điện góp phần giảm phát thải khí nhà kính mới chỉ là bề nổi; về dài hạn, cần đánh giá toàn diện về chuỗi tác động môi trường của xe điện trước khi chuyển đổi ồ ạt. Đặc biệt, quy trình sản xuất và xử lý pin lithium-ion gây ô nhiễm và có thể chuyển vấn đề từ khói thải sang rác thải công nghiệp nếu không có hệ thống tái chế hiệu quả.

Tóm lại, việc áp dụng tiêu chuẩn khí thải cao hơn có thể thúc đẩy chuyển đổi xanh nhanh chóng, nhưng liệu thời điểm hiện tại đã phù hợp hay chưa? Việc xây dựng và thực thi chính sách cần cân nhắc đầy đủ, kỹ lưỡng các tác động về kinh tế, hạ tầng và môi trường để đạt mục tiêu phát triển bền vững một cách thực chất.

Đọc thêm

Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho cộng đồng

Ở giai đoạn 1 của dự án, 1.550 hộ gia đình đã có thể tiếp cận được biển báo Hệ thống cảnh báo sớm được trang bị tại các cộng đồng. (Ảnh: Plan)
(PLVN) - Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Bình vừa phối hợp với Tổ chức Plan International Việt Nam tổ chức Hội thảo khởi động dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho cộng đồng” giai đoạn 2 từ năm 2024 đến 2027. Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho cộng đồng” giai đoạn 2 được triển khai thực hiện trong 04 năm, từ 2024 tới 2027 trên địa bàn 10 xã thuộc các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) và Đakrông, Hướng Hóa, Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị).

Người trẻ bền bỉ “gieo mầm” tình yêu môi trường đến xã hội

Các bạn trẻ cùng nhau thu gom, tái chế đồ cũ. (Ảnh trong bài: Striped Project)
(PLVN) - Striped Project là dự án về môi trường và cộng đồng được thành lập vào tháng 6/2015 bởi nhóm học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội, với mục đích để khắc phục một phần tình trạng sử dụng giấy và các tài nguyên gỗ một cách lãng phí. Đến nay, các em đã bền bỉ tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động nhằm lan tỏa thông điệp sâu sắc về bảo vệ môi trường đến các cộng đồng trong xã hội.

Đổi mới sáng tạo trong truyền thông để bảo vệ động vật hoang dã

Rất đông người trẻ quan tâm đến sáng kiến “Trung tâm Thiên nhiên lưu động” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ ĐVHD. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tiêu thụ động vật hoang dã (ĐVHD) tại Việt Nam, đặc biệt các loài quý hiếm đang ở mức báo động, bất chấp nỗ lực truyền thông không ngừng của các nhà bảo tồn. Dù đối mặt với vô vàn thách thức, khó khăn về nguồn lực, các sáng kiến bảo tồn vẫn tiếp tục được triển khai nhằm giảm thiểu vấn nạn này.

Khi san hô 'kêu cứu': Tập đoàn TH tiên phong, cùng phục hồi thiên nhiên

Khi san hô 'kêu cứu': Tập đoàn TH tiên phong, cùng phục hồi thiên nhiên
(PLVN) -  Rạn san hô, “lá phổi xanh” dưới lòng đại dương, đang chịu tổn thương nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu và tác động của con người. Tại Cát Bà, cơn bão Yagi vừa qua đã nhấn mạnh thách thức trong công tác bảo tồn san hô. Với sự đồng hành của Tập đoàn TH cùng chính quyền, nhà bảo tồn, tổ chức và cộng đồng, câu chuyện bảo vệ rạn san hô trở thành nguồn cảm hứng về một trách nhiệm chung, góp phần xây dựng một đại dương xanh, bền vững cho các thế hệ tương lai.

Phát hiện gấu ngựa quý hiếm tại Quảng Trị

Con gấu ngựa quý hiếm vừa được ghi nhận thông qua bẫy ảnh ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa.
(PLVN) - Ngày 26/11, Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị) cho biết, thông qua hoạt động bẫy ảnh trong lâm phần quản lý, đơn vị phát hiện một con gấu ngựa thuộc loài động vật quý hiếm.

Xử lý nghiêm hành vi khai thác vàng trái phép tại núi Đá Ngựa

Xử lý nghiêm hành vi khai thác vàng trái phép tại núi Đá Ngựa
(PLVN) - Trước tình hình khai thác vàng trái phép tại núi Đá Ngựa (xã Tam Thành, huyện Phú Ninh), Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu xử lý nghiêm, kiên quyết đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm, bất kỳ người đó là ai và công khai việc xử lý để Nhân dân được biết.