Nắng nóng kéo dài, bộ đội vẫn đảm bảo 99,1% khỏe toàn quân

Thực hành cấp cứu say nắng, say nóng trong huấn luyện của bộ đội Hóa học
Thực hành cấp cứu say nắng, say nóng trong huấn luyện của bộ đội Hóa học
(PLO) - Việc bảo đảm sức khỏe bộ đội trong mùa hè, nắng nóng kéo dài là nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị, trong đó nòng cốt là lực lượng Quân y, Hậu cần các cấp. Để phòng chống có hiệu quả các đợt nắng nóng gay gắt, các đơn vị trong toàn quân đã có nhiều giải pháp, đảm bảo sức khỏe bộ đội đạt trên 99,1%.

Hơn một tuần qua, các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng gay gắt trên diện rộng. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, đây là đợt nắng nóng gay gắt nhất tại Bắc Bộ trong năm nay. Trong đợt nắng nóng kéo dài này, tại khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ và các tỉnh Trung Bộ, nền nhiệt cao nhất trong ngày phổ biến từ 38-40 độ C, có nơi trên 40 độ C. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ kéo dài từ 10-17 giờ/ngày. Những ngày qua, Hà Nội đã vượt qua mốc 39 độ C, không khí ngoài trời ở Hà Nội liên tục vượt ngưỡng 40 độ, còn miền Trung sẽ chạm mốc 41 độ C. 

Dưới cái nắng đổ lửa như vậy, toàn quân, đặc biệt là bộ đội Hóa học thường xuyên huấn luyện, thực hành nhiệm vụ sử dụng khí tài phòng da, phòng hô hấp, các trang bị khí tài có tính đặc thù..., mặc vào kín mít từ đầu đến chân, nóng khủng khiếp vẫn đảm bảo huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, các đơn vị toàn quân đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ nhiều biện pháp hiệu quả để duy trì quân số khỏe tham gia học tập, huấn luyện cao nhất.

Từ thực tiễn nhiệm vụ, từ Cục Quân y, Tổng cục Hậu cần cho đến các đơn vị đã có nhiều sáng kiến, phòng chống say nắng, say nóng đảm bảo sức khỏe bộ đội, như: Lều cấp cứu chống say nắng say nóng của Cục Quân y; sáng kiến dựng lều chống nắng của Sư đoàn 968 (Quân khu 4); hay sản phẩm túi chườm lạnh của trung đoàn 8 Sư đoàn 395 (Quân khu 3)…

Trong khi nhiệt độ ngoài trời trên 40 độ C, bộ đội Hóa học vẫn huấn luyện trong khí tài phòng hóa kín mít với cường độ cao
Trong khi nhiệt độ ngoài trời trên 40 độ C, bộ đội Hóa học vẫn huấn luyện trong khí tài phòng hóa kín mít với cường độ cao

Để chống nắng, nóng bền vững, thời gian qua, đặc biệt là vào các đợt Tết trồng cây vào mùa xuân hàng năm, các đơn vị trong toàn quân đã tích cực trồng các loại cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây cảnh xung quanh khuôn viên đơn vị, trên thao trường; đồng thời chú trọng nâng cấp cơ sở vật chất doanh trại, phục vụ tốt đời sống sinh hoạt của bộ đội. 

Nhằm bảo đảm sức khỏe cho bộ đội trong mùa nắng nóng, các đơn vị chủ động điều chỉnh chương trình, kế hoạch huấn luyện, công tác, lao động sản xuất phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị theo diễn biến thời tiết. Thường điều chỉnh thời gian huấn luyện buổi sáng lên sớm hơn, buổi chiều muộn hơn so với thời gian quy định. Thời điểm cuối giờ trưa, đầu giờ chiều là những lúc nắng nóng nhất thì bộ đội được nghỉ ngơi. Điều này đã giúp cán bộ, chiến sĩ bảo đảm được sức khỏe mà thời gian, chất lượng huấn luyện vẫn được duy trì đều đặn. 

Bước vào mùa hè, nhất là những ngày nắng nóng kéo dài, các đơn vị cũng hạn chế một số hoạt động tổ chức ngoài trời, tăng thời gian học tập trong hội trường, thường xuyên đảm bảo đủ nước uống cho bộ đội khi tổ chức huấn luyện trên thao trường cũng như khi đi công tác. Chú trọng công tác phòng, chống dịch bệnh, giao cho quân y hướng dẫn đơn vị triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, sẵn sàng cấp cứu và điều trị say nắng, say nóng khi có tình huống xảy ra.

Quân y đơn vị làm tốt công tác quản lý sức khoẻ bộ đội, kịp thời báo cáo chỉ huy đơn vị những trường hợp có biểu hiện bất thường về sức khoẻ như: Sốt, đau đầu, mệt mỏi…để có biện pháp giải quyết kịp thời; đồng thời hướng dẫn cho bộ đội biết cách nhận biết các biểu hiện của say nắng - say nóng; chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện, các loại thuốc cấp cứu và nắm chắc phác đồ cấp cứu và thành thục kỹ thuật trong xử trí say nắng - say nóng. Đặc biệt là duy trì đảm bảo tốt nguồn điện, nước phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của bộ đội.

Về đảm bảo chất lượng bữa ăn, các đơn vị kịp thời điều chỉnh thực đơn hàng ngày, cách chế biến các món ăn phù hợp, bảo đảm bộ đội được “ăn chín”, “uống sôi”; “ở sạch”… thường xuyên kiểm tra vệ sinh tại các bếp ăn, thực hiện nghiêm chế độ lưu nghiệm mẫu thức ăn hàng ngày đúng quy định, không được sử dụng thực phẩm đã bị ôi thiu, thịt gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc; tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, xử lý triệt để nguồn rác thải để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cán bộ, chiến sỹ. 

Đại tá Nguyễn Xuân Kiên-Cục trưởng Cục Quân y cho biết: “6 tháng đầu năm 2018, Cục Quân y đã chủ động có văn bản hướng dẫn công tác phòng, chống dịch bệnh theo mùa, theo nội dung trọng tâm thời gian có khả năng bùng phát dịch bệnh. Hàng tháng thường xuyên kiểm tra hướng dẫn đơn vị thực hiện nội dung phòng chống dịch, say nắng, say nóng, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua đó, công tác phòng, chống dịch bệnh, dự phòng bệnh tật, khám cấp cứu, điều trị trên các tuyến đạt được những kết quả nhất định. Nền nếp công tác quản lý chăm sóc sức khỏe bộ đội cơ bản được duy trì. Tỷ lệ quân số khỏe toàn quân đạt 99,1%. Tỷ lệ mắc một số bệnh thường gặp thấp hơn chỉ tiêu quy định”. 

Say nắng, say nóng thường xảy ra với cán bộ, chiến sĩ huấn luyện, diễn tập với cường độ cao trên thao trường hoặc trong xe tăng, thiết giáp, mang mặc quần áo phòng hóa… trong điều kiện nắng nóng, nhiệt độ cao, thiếu thông gió. Đặc biệt, say nắng, say nóng thường gặp ở các chiến sĩ trẻ, chưa được rèn luyện đầy đủ, cơ thể chưa thích ứng với điều kiện nắng nóng. Trong trường hợp say nắng, say nóng cấp độ nặng-đột quỵ, nhiệt độ cơ thể người bệnh thường tăng trên 40 độ C, kèm biểu hiện rối loạn thần kinh trung ương, có thể dẫn đến suy đa phủ tạng và tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 41. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Có hơn 5 nghìn văn bản liên quan đến điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính

(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách khác theo thẩm quyền liên quan tới việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và gần 300 luật liên quan đến chuyên ngành, đến tổ chức. Bộ Tư pháp cũng đã tổng kết có khoảng 4.922 văn bản nghị định, thông tư liên quan tới việc điều chỉnh, sắp xếp bộ máy hành chính.

Đọc thêm

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn

Thủ tướng: Quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn
Chiều 4/1, dự Hội nghị công bố Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quy hoạch TP Hồ Chí Minh có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn. Việc triển khai thực hiện Quy hoạch không phải là nhiệm vụ của riêng TP Hồ Chí Minh mà là nhiệm vụ của cả vùng, cả nước.

Xây dựng hệ thống nhà trường Quân đội tinh, gọn, mạnh

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
(PLVN) - Với mục đích gắn nhà trường với đơn vị, đào tạo gắn với sử dụng, sau 3 năm thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, chất lượng đào tạo của các nhà trường Quân đội được nâng lên; học viên tốt nghiệp ra trường có phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền
(PLVN) - Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bước vào kỷ nguyên mới

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, để bảo đảm giai cấp công nhân Việt Nam vượt qua những thách thức, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.

Việt Nam - quốc gia đang bước vào kỷ nguyên vươn mình trên trường quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79. (ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Năm 2024 để lại những dấu ấn nổi bật của ngoại giao Việt Nam, với sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Những thành tựu này không chỉ củng cố vững chắc vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển lâu dài về mọi mặt cho đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".  Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.

Kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 1/12/2024. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, nhiều lần Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh quyết tâm đưa Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng. Người đứng đầu Đảng ta yêu cầu, chúng ta phải đổi mới tư duy, phải “cởi trói”, quyết đoán, phải vượt lên chính mình. Chỉ khi chúng ta dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi và bứt phá khỏi những giới hạn hiện tại thì mới có thể vươn mình lớn mạnh.

10 sự kiện pháp luật năm 2024

10 sự kiện pháp luật năm 2024
(PLVN) - Nhằm ghi lại những sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng, nổi bật của năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức bình chọn và công bố các sự kiện pháp luật nổi bật của năm. Việc bình chọn các sự kiện này nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong cán bộ và Nhân dân.

Quốc hội năm 2024: Đồng hành tháo gỡ khó khăn, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Trong năm 2024, Quốc hội đã xem xét thông qua, cho ý kiến hàng chục luật, nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề cấp bách, phục vụ quốc kế dân sinh. Đặc biệt, Kỳ họp thứ 8 vào cuối năm 2024 đã phát huy tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.