Nâng nhận thức cho ngư dân về chống khai thác IUU từ phiên tòa giả định

Phiên toà giả định xét xử hành vi tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép tại xã Đức Trạch được khá nhiều ngư dân tham dự.
Phiên toà giả định xét xử hành vi tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép tại xã Đức Trạch được khá nhiều ngư dân tham dự.
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) -  Một phiên tòa giả định chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) vừa được TAND tỉnh Quảng Bình xét xử công khai tại xã Đức Trạch, nơi có số lượng tàu đánh bắt thủy sản nhiều nhất huyện Bố Trạch .

Chiều 15/9, tại trụ sở UBND xã Đức Trạch (huyện Bố Trạch), TAND tỉnh Quảng Bình; Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền chống khai thác IUU.

Tại phiên tòa giả định, Tòa án tiến hành xét xử nhóm bị cáo với hành vi, tháo gỡ thiết bị giám sát hành trình, tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép, sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, cản trở hoạt động của phương tiện điện tử, để sang vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản. Đây là hành vi vi phạm về chống khai thác IUU khá phổ biến trên địa bàn các địa phương ven biển hiện nay.

Toàn cảnh phiên tòa.

Toàn cảnh phiên tòa.

Tình huống giả định: Năm 2016 vợ chồng Trần Văn Thành vay vốn tại ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Quảng Bình để đóng mới 2 tàu cá vỏ thép, ký hiệu QB- 91977-TS và QB- 91978-TS.

Vì động cơ vụ lợi, Thành đã cố ý sang vùng biển Malaysia đánh bắt thủy hải sản trái phép nhằm thu lợi cao thì bị chính quyền Malaysia bắt giữ cả 2 tàu.

Để tiếp tục có tàu đánh bắt thủy sản trái phép từ Malaysia đưa về Việt Nam, Thành bàn với Công và thống nhất giao Trần Minh Toàn gặp Nguyễn Bảo Long để làm giả 2 bộ hồ sơ tàu cá số ký hiệu QB-91987-TS và QB-92983-TS nhằm thay thế 2 bộ hồ sơ tàu cá đã bị bắt giữ. Đồng thời mua thêm 2 thiết bị giám sát hành trình mới với số tiền 400 trăm triệu và được Long đồng ý làm.

Nhằm tránh việc bị bắt giữ như trước, Thành chỉ đạo Toàn móc nối với Vân đang sinh sống tại Malaysia mua thông tin về kế hoạch tuần tra của Hải quân Malaysia nhằm mục đích lẩn tránh.

Sau khi đã thống nhất, Thành, Toàn, Hòa trực tiếp sang Malaysia chuộc các tàu về Việt Nam và giao cho Hòa trước khi cập cảng Việt Nam sửa lại ký hiệu các tàu cá cũ sang ký hiệu mới, nhằm phù hợp với 2 bộ hồ sơ để làm thủ tục nhập cảng.

Để có lao động làm việc trên các tàu cá, Thành, Nhật, Tài, Hòa đã tập hợp được 26 ngư phủ sang Malaysia, mặc dù biết trái phép nhưng tất cả đều đồng ý.

Sau khi mọi việc được thống nhất và hoàn tất các thủ tục pháp lý, Công trực tiếp chỉ đạo các tàu xuất bến tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị vào ngày 6/9/2022.

Khi các tàu đến vị trí 7 độ giáp 6 độ vĩ Bắc, Công ngắt kết nối các thiết bị giám sát hành trình để đi vào vùng biển Malaysia đánh bắt hải sản trái phép.

Quá trình đánh bắt, theo thông tin do Toàn mua được từ Vân, Công điều khiển tàu lẫn tránh ở nhiều vị trí khác nhau. Đến ngày 16/2/2023, do không nắm rõ ranh giới biển giữa Malaysia và Indonesia, Công đã chạy tàu vào vùng biển của Indonesia khai thác thì bị Hải quân Indonesia bắt giữ 2 tàu cùng toàn bộ ngư phủ.

Đến tháng 9/2023, thông qua công tác ngoại giao, các thuyền viên được thả về nước. Riêng đối với Thành, Công và Toàn bị khởi tố bắt tạm giam từ ngày 14/10/2023.

Phiên toà giả định thu hút đông đảo ngư dân trên địa bàn đến tham dự.

Phiên toà giả định thu hút đông đảo ngư dân trên địa bàn đến tham dự.

Tại phiên tòa, các bị cáo được HĐXX phân tích, tuyên truyền, qua đó đã nhận thức rõ hành vi vi phạm và tỏ rõ ăn năn hối cải, đồng thời mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về với cộng đồng.

HĐXX nhận định, hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến các quy định của Nhà nước, xâm phạm an ninh đối nội và đối ngoại, làm giảm hiệu quả và hiệu lực quản lý hành chính Nhà nước trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh.

Mặt khác, hành vi phạm tội của các bị cáo đã thực hiện còn gây làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự trên biển, ảnh hưởng đến chính sách chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định IUU, dẫn đến Việt Nam bị Ủy ban Châu Âu (EC) cảnh báo Thẻ vàng IUU, làm thiệt hại lớn về kinh tế, gây ảnh hưởng đến uy tín của đất nước trên trường Quốc tế.Vì vậy, cần xử lý nghiêm để răn đe, cảnh tỉnh chung.

Hội đồng xét xử tuyên án.

Hội đồng xét xử tuyên án.

Trên cơ sở xem xét hành vi phạm tội, căn cứ cáo trạng, lời khai bị cáo, HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Văn Thành 9 năm tù về tội “Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép”; 3 năm tù về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Tổng hợp hình phạt chung cả 2 tội là 12 năm tù.

Bị cáo Trần Minh Toàn 7 năm tù về tội “Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép”; 2 năm tù về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”. Tổng hình phạt chung là 9 năm tù.

Xử phạt bị cáo Phạm Chí Công 7 năm tù về tội “Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép”; 2 năm tù về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”; 2 năm tù về tội “Cản trở hoạt động của phương tiện điện tử”. Tổng hợp hình phạt chung 3 tội danh là 11 năm tù.

Tuyên phạt bị cáo Trần Văn Nhật 5 năm tù về tội “Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép”.

Phiên tòa đã thu hút hàng trăm chủ tàu, thuyền trưởng, máy trưởng và nhiều ngư dân trên địa bàn huyện Bố Trạch đến tham dự. Thông qua phiên tòa nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm cho ngư dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình về khai thác thủy hải sản theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế.

Qua đó, giúp công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thuỷ sản trên địa bàn ngày càng hiệu quả, góp phần cùng cả nước tháo gỡ “thẻ vàng” cảnh báo của EC áp dụng đối với sản phẩm thủy sản Việt Nam.

Được biết, đây là lần đầu tiên TAND tỉnh Quảng Bình mở phiên tòa giả định chống khai thác IUU được đưa ra xét xử công khai trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

Đọc thêm

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách
(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.