Nâng cao vị thế, trách nhiệm của Luật sư đối với xã hội

Thạc sĩ Đặng Ngọc Luyến, Tổng Biên tập tặng hoa các Luật sư nhân dịp Kỷ niệm 77 năm Ngày Truyền thống Luật sư Việt Nam (10/10/1945-10/10/2022).
Thạc sĩ Đặng Ngọc Luyến, Tổng Biên tập tặng hoa các Luật sư nhân dịp Kỷ niệm 77 năm Ngày Truyền thống Luật sư Việt Nam (10/10/1945-10/10/2022).
(PLVN) - Hướng tới Kỷ niệm 77 năm Ngày Truyền thống Luật sư Việt Nam (10/10/1945-10/10/2022), sáng (10/10), Tạp chí Luật sư Việt Nam đã tổ chức chương trình Tọa đàm với chủ đề: “Luật sư và trách nhiệm đối với xã hội”.

Tham dự chương trình Tọa đàm có Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm cơ quan Truyền thông, Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Luật sư Đào Ngọc Lý, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. Hà Nội; Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng Luật sư Đồng Đội; Luật sư Trịnh Văn Toàn, Trưởng Văn phòng Luật ATK.

Tiến trình phát triển nghề Luật sư tại Việt Nam

Phân tích về tiến trình phát triển nghề Luật sư tại Việt Nam, Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 46/SL về việc thành lập Đoàn thể Luật sư. Đây là một dấu mốc rất quan trọng. Sắc lệnh đã quy định rõ về quyền của người bào chữa.

Năm 1959, Hiến pháp đầu tiên đưa nước ta lên xã hội chủ nghĩa tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng và nhà nước ta về việc đảm bảo quyền bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Theo đó, Hiến pháp quy định “quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm”.

Quan điểm này cũng được kế thừa và phát triển trong Hiến pháp năm 1980, cụ thể: “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Tổ chức Luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý”.

Năm 1987 Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Tổ chức Luật sư. Pháp lệnh Luật sư năm 1987 cũng quy định rõ người muốn hành nghề Luật sư phải có bằng cử nhân luật, có chứng chỉ hành nghề Luật sư và trải qua quá trình hành nghề.

Hiến pháp năm 1992 quy định: “Tổ chức hành nghề Luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ, đồng thời góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

Năm 2001, Pháp lệnh Luật sư ra đời, từ đó tạo quy định cho giới Luật sư hoạt động chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn. Học viện Tư pháp cũng ra đời từ năm đó nhằm giúp cho hoạt động đào tạo Luật sư. Đến tháng 5 năm 2009, Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thành lập, trở thành mái nhà chung của giới Luật sư.

Từ khi có các quy định này, nhìn chung các Luật sư đã đều đã đáp ứng được các yêu cầu trong các lĩnh vực trong và ngoài tố tụng, thực hiện các hoạt động trợ giúp và tuyên truyền, phổ biến pháp luật thể hiện chức năng và vai trò của Luật sư.

"Vai trò Luật sư không thể thiếu trong quá trình phát triển đất nước. Luật sư tham gia xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, các nhân. Tuy nhiên, các Luật sư cũng cần hoàn thiện, cố gắng để hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, tuân thủ quy định của pháp luật. Từ đó đáp ứng được yêu cầu bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, phục vụ đất nước phát triển công bằng, văn minh", Luật sư Hậu nói.

Các Luật sư trao đổi tại buổi tọa đàm
Các Luật sư trao đổi tại buổi tọa đàm

Nâng cao trách nhiệm của Luật sư

Đến nay, Việt Nam có trên 16 nghìn Luật sư cùng hàng nghìn tổ chức hành nghề Luật sư, theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, từ khi có Pháp lệnh Luật sư do Hội đồng nhà nước ban hành, đây là một bước đột phá, thể hiện vai trò và vị trí của Luật sư được tôn trọng, nâng lên. Đặc biệt là khi Luật sư tham gia trong quá trình tố tụng giúp bảo vệ quyền con người và quyền công dân, bảo vệ công lý, bảo vệ nhà nước xã hội chủ nghĩa. Các hoạt động của Luật sư như tham gia tố tụng, thực hiện dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, đại diện ngoài tố tụng đã giúp cho xã hội phát triển hơn trên cơ sở nhà nước pháp quyền, sống và làm việc theo pháp luật.

Quyền hạn, trách nhiệm của các Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư đã được quy định rất rõ trong Hiến định và Luật Luật sư. Luật sư khi hoạt động sẽ thực hiện theo các quy định tại Luật Luật sư và Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư. Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư quy định khá rõ, chi tiết những hành vi Luật sư được làm, không được làm.

Luật sư Đào Ngọc Lý cho rằng, hiện tại và tương lai, nghề Luật sư Việt Nam sẽ ngày càng phát triển. Theo Luật sư Lý, vai trò của Luật sư là rất lớn, Luật sư không chỉ tham gia vào quá trình tố tụng mà còn tham gia xây dựng pháp luật. Trong đó, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cũng đã có những ban chuyên trách để các Luật sư thường xuyên thực hiện tuyên truyền, phổ biến trợ giúp pháp lý tại các thôn, làng trên địa bàn TP. Hà Nội và các tỉnh, thành, địa phương lân cận như Hòa Bình, Yên Bái, Sơn La. Từ đó, Đoàn Luật sư nhận được sự tin yêu và quý mến của người dân và đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Bên cạnh đó, trong hoạt động tố tụng, khi Luật sư có mặt thì quyền và nghĩa vụ của những đối tượng, đặc biệt là trong vụ án hình sự, sẽ được đảm bảo hơn, họ sẽ có tâm lý vững tin, có kiến thức pháp lý hơn, tránh những rủi ro pháp lý không đáng có, và sẽ hiểu hơn về địa vị pháp lý của mình trong xã hội.

Nâng cao vị thế của Luật sư

Đánh giá về những quy định của Bộ Quy tắc ứng xử đạo đức nghề nghệp Luật sư, Luật sư Trần Xuân Tiền chia sẻ, Bộ Quy tắc ra đời quy định khá đầy đủ, thể hiện sự phát triển vượt bậc trong nghề Luật sư. Đạo đức nghề nghiệp cũng là một trong những nội dung quan trọng trong kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Luật sư. Từ đó cho thấy, đạo đức nghề nghiệp là gốc, có vai trò rất quan trọng đối với nghề Luật sư. Bộ Quy tắc như một định lượng để các Luật sư căn cứ vào đó nhằm tránh các hành vi vi phạm.

Vì vậy, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư là rất cần thiết, phù hợp, là sức mạnh tạo điều kiện cho Luật sư hành nghề.

Với kinh nghiệm trong quá trình hành nghề của mình, Luật sư Trịnh Văn Toàn đã có những chia sẻ để làm rõ hơn “chức năng xã hội của Luật sư”. Theo đó, Luật sư Toàn bày tỏ sự tự hào đối với nghề Luật sư. Vai trò của Luật sư đã được thể hiện rất rõ qua các quy định pháp luật, theo đó, thông qua hoạt động của mình, Luật sư làm rõ hơn các quy định của pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người dân; làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Với sự nỗ lực rất lớn của từng cá nhân các Luật sư, các Luật sư trẻ hiện nay đã được kế thừa rất nhiều các quyền và nghĩa vụ của người Luật sư, qua đó thấm nhuần các quy tắc hành nghề Luật sư. Từ đó, nghề Luật sư đã nhận được sự tôn trọng, nâng cao hơn về quyền và vị thế của Luật sư.

Ngoài hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý thì chức năng xã hội của Luật sư còn được thể hiện thông qua các hoạt động trợ giúp pháp lý. Đây là hoạt động thể hiện tinh thần phục vụ cộng đồng, sự cống hiến đối với xã hội của Luật sư và đội ngũ Luật sư.

Đọc thêm

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội
(PLVN) - Ngày 6/12, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu phối hợp Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác pháp chế; công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức
(PLVN) - Từ ngày 28 đến 29/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ về triển khai thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến các xã, phường, thị trấn.

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”
(PLVN) -  Ngày 23/11, Khoa Luật - Trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức Phiên toà giả định năm 2024. Tham dự có Bà Huỳnh Anh Thư – Chánh Văn phòng Sở Tư pháp TP Cần Thơ; bà Phạm Thị Hồng Ngọc – Viện trưởng VKSND quận Cái Răng; ông Văn Hứng – Chánh Văn phòng TAND quận Ninh Kiều; đại diện các Cty Luật, Văn phòng luật sư; cùng hơn 500 sinh viên của trường.

Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình 'An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai'

Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình 'An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai'
(PLVN) - Chiều nay, 18/11, tại Trường Trung học cơ sở Đông Tiến, xã Đông Tiến, huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình), Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Thường trực huyện Quỳnh Phụ tổ chức chương trình “An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai”, nhằm nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh, góp phần xây dựng một thế hệ trẻ với ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân và cộng đồng.