Nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ ở Hà Nội

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội trả lời chất vấn tại phiên họp.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội trả lời chất vấn tại phiên họp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, thời gian tới, TP Hà Nội sẽ đẩy mạnh rà soát lại toàn bộ thẩm quyền, chức năng của từng sở, ngành; ban hành quy chế, quy trình đặc biệt là quy trình liên thông. Cùng với đó, đẩy mạnh minh bạch thông qua chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành để xây dựng chính quyền số nhằm công khai, minh bạch, đồng thời giúp cho cán bộ trong triển khai nhiệm vụ.

Còn tình trạng cán bộ thiếu trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy

Ngày 3/7, HĐND TP Hà Nội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 17. Hai nội dung được lựa chọn chất vấn bao gồm việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ và đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

Tại phiên chất vấn về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương trách nhiệm trong thực thi công vụ tại các cơ quan nhà nước thuộc TP, các ý kiến thống nhất cho rằng, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ tại các cơ quan nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là đối với Thủ đô Hà Nội.

Xác định ý nghĩa đó, trong các năm gần đây, TP đều xác định chủ đề là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Ngày 7/8/2023, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 24 về Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị của TP Hà Nội (Chỉ thị số 24), qua đó đã tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị từ TP đến cơ sở, bước đầu đã phát huy hiệu quả tích cực.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, qua giám sát của HĐND TP, qua ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND TP Hà Nội cho thấy vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Điển hình là vẫn còn tình trạng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC( quá hạn, kết quả giải quyết chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Vẫn còn một số cán bộ, công chức, viên chức chưa thực hiện nghiêm túc chấp hành kỷ luật, kỷ cương, nội quy, quy chế phân công; có tình trạng thiếu trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy, tham mưu “lòng vòng”, không rõ quan điểm, tâm lý “bàn lùi”, không làm.

Đại biểu Vũ Đức Bảo (tổ Gia Lâm) ghi nhận nỗ lực của TP Hà Nội trong việc thực hiện rất nhiều giải pháp về cải cách hành chính (CCHC) như ban hành các quy trình, quy chế, quy định và đặc biệt là phân cấp, ủy quyền.

Về công tác cán bộ, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Thường vụ Thành ủy, UBND TP rất quan tâm đến cán bộ chủ chốt, người đứng đầu.

“Chưa hết nhiệm kỳ. TP đã thay thế 3 giám đốc Sở, trưởng các ngành chủ chốt. Đối với cấp huyện, TP đã thay thế, chuyển đổi 6 chủ tịch UBND huyện. Đến nay, 6 địa phương này đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là khâu giải quyết TTHC. Như vậy, rõ ràng công tác cán bộ được quan tâm, xem xét trách nhiệm đối với những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc”, đại biểu nêu.

Đại biểu Vũ Đức Bảo phát biểu tại phiên họp.

Đại biểu Vũ Đức Bảo phát biểu tại phiên họp.

Tuy nhiên, đại biểu cho hay, khi tham gia thanh tra công vụ, có dự án đến 884 ngày mới trả lời văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Khi kiểm tra, văn bản không nằm ở UBND, Sở mà nằm ở trưởng, phó phòng cấp huyện. Theo đại biểu, thực tế này đặt ra yêu cầu phải thay thế một số chuyên viên, trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả, đùn đẩy, né tránh.

“Tôi đề nghị người đứng đầu các sở, ngành, địa phương kiểm soát công việc của mình theo trách nhiệm; cần quan tâm, đôn đốc đội ngũ trưởng, phó phòng, cán bộ tham mưu, tránh xảy ra tình trạng như doanh nghiệp đã phản ánh “gặp trưởng, phó phòng khó hơn gặp giám đốc”, đại biểu Vũ Đức Bảo nói.

Xử lý kỷ luật 1.759 trường hợp qua kiểm tra công vụ

Đại biểu Nguyễn Chí Lực (tổ Ba Đình) cho rằng, thời gian qua, vẫn còn các cán bộ phiền hà, sách nhiễu và đặt câu hỏi về kết quả xử lý vi phạm cán bộ sau khi Chỉ thị số 24 được ban hành.

Trả lời, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh cho biết, sau gần 1 năm tổ chức thực hiện, Chỉ thị đã thực sự có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện qua việc chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 đạt tốt.

Song, theo ông Trần Đình Cảnh, với khối lượng công việc nhiều, biên chế chưa tương xứng, tình trạng chậm muộn trong giải quyết công việc một phần do khó khăn của cơ chế chính sách, một phần do TTHC, do trách nhiệm, thái độ của cán bộ công chức.

"Với sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy, HĐND, UBND tôi tin chắc rằng trong thời gian tới nhiệm vụ này sẽ từng bước chuyển biến", ông Trần Đình Cảnh nhấn mạnh.

Để đẩy lùi hạn chế, tiêu cực nhất là phiền hà, sách nhiễu, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội cho rằng, trách nhiệm trước hết thuộc về cấp ủy, lãnh đạo, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đặc biệt là người đứng đầu, trong đó có phần trách nhiệm của Sở Nội vụ là cơ quan trực chủ trì tổ chức thực hiện các nội dung thanh công vụ.

Giám đốc Sở Nội vụ thông tin, trong thời gian qua, thực hiện kế hoạch của UBND TP, Sở Nội vụ đã thực hiện một số nội dung kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, công vụ. Trong đó, các nội dung kiểm tra đã triển khai theo luật, nghị định và quy trình nghiêm túc, chặt chẽ, khoa học không thể dựa vào biểu hiện để kết luận sai phạm của cán bộ.

Trong quá trình kiểm tra công vụ, Sở đã đi sâu vào kiểm tra quy chế làm việc, quy chế phối hợp, chương trình công tác và phân công, phân nhiệm với cán bộ, công chức và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ.

Đặc biệt, đối với những cá nhân, tập thể có biểu hiện, dư luận vi phạm, đoàn kiểm tra công vụ trực tiếp vào kiểm tra hồ sơ, tài liệu để minh chứng việc giải quyết thực thi công vụ của người đó có đảm bảo yêu cầu hay không.

Qua kiểm tra đã phát hiện và kết luận nhiều nội dung, đặc biệt kết luận, kiến nghị với lãnh đạo TP, UBND TP điều chỉnh phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là tập trung chỉ đạo giải quyết những nhiệm vụ trọng tâm, nội dung công việc khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp đều phải có cơ quan đầu mối chủ trì. Sở đã kiến nghị xem xét các cấp có thẩm quyền xử lý, phân công, bố trí cán bộ.

Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội thông tin, từ đầu năm 2021 đến nay, toàn TP đã tiến hành 4.479 cuộc kiểm tra công vụ, trong đó Đoàn kiểm tra công vụ TP thực hiện 139 cuộc kiểm tra; các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị hiệp quản thực hiện 4.340 cuộc kiểm tra; xử lý kỷ luật 1.759 trường hợp.

"Với 3 nhóm nhiệm vụ và 25 biểu hiện trong Chỉ thị số 24, đây là cơ sở, căn cứ để cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị xem xét nhận diện cán bộ của cơ quan mình, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức trong toàn hệ thống chính trị nhận diện để tự soi, tự sửa. Với số lượng hơn 140.000 cán bộ công chức và nhiều đầu mối các đơn vị, hàng năm, Sở Nội vụ cũng chỉ kiểm tra được một số đầu đơn vị điển hình, không thể kiểm tra được tất cả. Cho nên, trách nhiệm chủ yếu thuộc về thủ trưởng các cơ quan, đơn vị”, ông Trần Đình Cảnh cho biết.

Trong thời gian tới, Sở Nội vụ Hà Nội sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND TP để tăng cường nội dung này, đặc biệt kiến nghị, đề nghị thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện tự kiểm tra, tự giám sát để phát hiện ra nội dung này.

Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền để giảm tầng nấc trung gian

Trả lời chất vấn đại biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, với tinh thần quyết tâm cao, UBND TP Hà Nội đã ban hành nhiều kế hoạch, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy trong việc nâng cao chất lượng thực thi công vụ. Đặc biệt, thực hiện Chỉ thị số 24, UBND TP đã ban hành kế hoạch triển khai, tổ chức giám sát, tăng cường kiểm tra…

Kết quả giai đoạn vừa qua được thể hiện qua kết quả phát triển kinh tế - xã hội. Các năm từ 2021-2023 và 6 tháng đầu năm 2024, kinh tế Thủ đô phát triển; nhiều nội dung lớn, mới được hoàn thành như: Luật Thủ đô (sửa đổi), xây dựng đồ án Quy hoạch chung Thủ đô, triển khai Vành đai 4…

"Đây là những việc mới, việc khó nhưng rõ ràng với tinh thần CCHC, tinh thần đổi mới chúng ta đã đong đếm bằng kết quả cụ thể”, ông Hà Minh Hải nêu rõ.

Cùng với việc thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế, Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh, thời gian tới, TP sẽ đẩy mạnh rà soát lại toàn bộ thẩm quyền, chức năng của từng sở, ngành; ban hành quy chế, quy trình đặc biệt là quy trình liên thông. Cùng với đó, đẩy mạnh minh bạch thông qua chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, để xây dựng chính quyền số, nhằm công khai, minh bạch, đồng thời giúp cho cán bộ trong triển khai nhiệm vụ.

Về các vấn đề tồn tại trong CCHC, thực thi công vụ, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải cho biết, có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất quan trọng là con người. Ở đây có vấn đề kiến thức, năng lực, kỹ năng, thái độ, tinh thần khi làm việc. TP hiện xác định phương châm làm việc “3 nguyên tắc, 7 phấn đấu”. Theo đó, nguyên tắc làm việc ngoài thượng tôn pháp luật phải luôn luôn lắng nghe. Nếu chúng ta làm bằng trái tim thì niềm tin của người dân với hệ thống chính trị sẽ ngày một tốt lên.

Liên quan đến quy chế phối hợp giữa các đơn vị của TP trong thực thi công vụ, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải nhận định, quy chế phối hợp ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, với đánh giá của đại biểu HĐND vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Có thể chia ra 2 nhóm nguyên nhân, trong đó về khách quan có 4 vấn đề và chủ quan có 6 vấn đề.

Trong đó, khách quan gồm cơ chế chính sách TTHC còn nhiều khâu rườm rà và cần cắt giảm chung trong hệ thống; khối lượng công việc rất lớn và có nhiều nội dung mới; thời gian yêu cầu rất ngắn; yêu cầu HĐND đòi hỏi chất lượng rất cao.

Đối với vấn đề 6 nguyên nhân chủ quan có việc chuẩn bị của đơn vị chủ trì, tính chủ động và chất lượng báo cáo còn vấn đề. Quy trình thủ tục tổ chức họp còn nhiều bước rườm rà. Đối với nội dung này, cần nghiên cứu để giảm các thẩm quyền tập thể và tăng thẩm quyền cá nhân. Đặc biệt, phải đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trong quá trình triển khai thực hiện để giảm tầng nấc trung gian.

Phó Chủ tịch UBND TP cũng cho biết, đối với trách nhiệm người đứng đầu, qua theo dõi cho thấy, nếu đơn vị nào người đứng đầu có trách nhiệm, khi thấy khó khăn giải quyết ngay thì công việc được giải quyết kịp thời và ngược lại. Vì vậy, trách nhiệm của người đứng đầu là rất quan trọng. Do việc, việc chọn đúng người để giải quyết công việc có ý nghĩa rất quan trọng.

Còn đối với vấn đề chuyển đổi số, tiếp tục đẩy mạnh việc sử dụng chung văn phòng điện tử và dữ liệu dùng chung để có phân tích, đánh giá phục vụ cho công tác chỉ đạo chung của hệ thống và cắt giảm được các bước trung gian.

Cũng tại phiên họp, HĐND TP Hà Nội chất vấn về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn TP.

Đọc thêm

Bế mạc kỳ họp giữa năm 2024 của HĐND TP Cần Thơ

Bế mạc kỳ họp giữa năm 2024 của HĐND TP Cần Thơ
(PLVN) - Sau 3 ngày làm việc khẩn trương trên tin h thần dân chủ và đầy trách nhiệm, Kỳ họp thứ 16 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2024) của HĐND TP Cần Thơ khóa X nhiệm kỳ 2021-2026 đã chính thức bế mạc vào chiều ngày 6/5. Theo đó, các đại biểu HĐND TP Cần Thơ đã quyết nghị thống nhất thông qua 22 Nghị quyết.

Xử lý nếu công chức ở Cần Thơ chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ

Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, các đại biểu HĐND TP Cần Thơ đã quyết nghị thông qua 22 nghị quyết.
(PLVN) - UBND TP Cần Thơ sẽ xem xét hậu quả từ việc chậm trễ trong công tác, để xử lý trách nhiệm. Nếu phát hiện trường hợp cán bộ, công chức có biểu hiện chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ mà gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của TP thì sẽ xem xét kỷ luật...

Hội nghị khoa học ngành Y tế tỉnh Phú Yên

Hội nghị khoa học ngành Y tế tỉnh Phú Yên
(PLVN) - Sáng 5/7, tại Bệnh viện Đa khoa Phú Yên diễn ra Hội nghị khoa học ngành Y tế Phú Yên 2024, với sự tham dự của đông đảo các chuyên gia y tế, y bác sĩ đến từ các bệnh viện, trung tâm y tế trong và ngoài tỉnh.

Sắp diễn ra Lễ hội trái cây Khánh Sơn

 Sắp diễn ra Lễ hội trái cây Khánh Sơn
(PLVN) - Sáng 5/7, tại TP Nha Trang, UBND huyện Khánh Sơn thông tin với báo giới về Lễ hội trái cây huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa lần thứ III năm 2024 với chủ đề "Khánh Sơn - Hội tụ tinh hoa đất trời"

Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Kiên Giang ngày càng hiệu quả

Ông Mai Văn Huỳnh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
(PLVN) - Theo báo cáo tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ 17, Kiên Giang đã cụ thể hóa kịp thời, tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết của Đảng... Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng hiệu quả, đi vào nền nếp, phòng ngừa tốt các sai phạm.

Đẩy mạnh phát triển tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hải Phòng

Hải Phòng trao bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 28.
(PLVN) - Thành ủy Hải Phòng mới tổ chức Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Đảng, đoàn thể trong các loại hình doanh nghiệp ngoài nhà nước, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu.

Giải quyết vụ việc về an ninh trật tự ngay từ đầu và tại cơ sở ở Bạc Liêu

Giải quyết vụ việc về an ninh trật tự ngay từ đầu và tại cơ sở ở Bạc Liêu
(PLVN) - Dưới sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; sự chỉ đạo, hướng dẫn của Công an các cấp; lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở tại Bạc Liêu đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm tốt công tác nắm tình hình ANTT ở địa bàn, tham gia hòa giải kịp thời nhiều vụ mâu thuẫn, tranh chấp...

Thừa Thiên Huế: Tiên phong xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương kiểm tra thực tế công tác giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương tiên phong trong việc ban hành và triển khai mạnh mẽ Chương trình chuyển đổi số (CĐS). Thời gian qua, tỉnh đã tập trung cho công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác chỉ đạo điều hành; xây dựng chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.