Nâng cao thể trạng, tầm vóc: Người Việt học gì từ người Nhật?

(PLO) - Người lớn nhường những gì tốt nhất cho trẻ em và du nhập sữa của người Phương Tây vào bữa ăn là cách người Nhật bắt đầu công cuộc nâng cao thể trạng, tầm vóc cho dân tộc mình.

Đó là tiết lộ của Giáo sư Nakamura Teiji  - Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản trong Hội thảo Quốc tế về Dinh dưỡng người Việt do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Tập đoàn TH phối hợp tổ chức. 

Giáo sư: Giáo sư Nakamura Teiji - Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản chia sẻ nhiều thông tin bổ ích tại Hội thảo Quốc tế về Dinh dưỡng người Việt
Giáo sư: Giáo sư Nakamura Teiji  - Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản chia sẻ nhiều thông tin bổ ích tại Hội thảo Quốc tế về Dinh dưỡng người Việt

Nhận viện trợ, người Nhật vẫn dành những gì tốt nhất cho trẻ em

Trong câu chuyện của mình, GS Nakamura Teiji cho biết, sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản chẳng còn gì. Người Nhật thiếu lượng thực, suy dinh dưỡng và đói kém. Và khi nhận được viện trợ bột mì và sữa tách béo từ thế giới, người Nhật ngay lập tức đã tổ chức chương trình sữa học đường. Nước Nhật lúc đó vận động người trưởng thành ưu tiên dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ em - lúc đó là sữa tách béo.  

Bữa ăn học đường Nhật Bản cũng bắt đầu từ loại sữa tươi tách béo được viện trợ ngày ấy. Người Nhật khi đó đã đánh giá việc cải thiện chiều cao, tầm vóc của trẻ thời điểm trước khi thực hiện, sau khi có bữa ăn học đường bốn tháng và hai năm ở cùng một trẻ tham gia chương trình, mức độ cải thiện rất rõ ràng cho thấy đó là biện pháp can thiệp có hiệu quả.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, người Nhật thiếu lượng thực, suy dinh dưỡng và đói kém. Vì vậy, khi đó người Nhật đã đánh giá việc cải thiện chiều cao, tầm vóc đặc biệt chú trọng đến trẻ em và bữa ăn học đường Nhật Bản đã được xây dựng
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, người Nhật thiếu lượng thực, suy dinh dưỡng và đói kém. Vì vậy, khi đó người Nhật đã đánh giá việc cải thiện chiều cao, tầm vóc đặc biệt chú trọng đến trẻ em và bữa ăn học đường Nhật Bản đã được xây dựng

Sữa tươi tách béo chỉ được đưa vào học đường khi Nhật chưa sản xuất được sữa. Dần dần, cùng với nghề chăn nuôi bò sữa trong nước phát triển, Nhật Bản đã thay sữa tách béo bằng sữa tươi. Bữa ăn học đường được nâng cấp thành bữa ăn phụ với sữa tươi và các đồ ăn nhẹ rồi dần dần phát triển thành bữa ăn hoàn chỉnh tại trường học bao gồm cơm, bánh mì, sữa tươi và các đồ ăn nhẹ khác. Dù bữa ăn học đường tại Nhật có thay đổi như thế nào qua thời gian thì sữa tươi vẫn luôn đóng vai trò trung tâm. 

Lý giải tại sao Nhật Bản lại chọn sữa tươi cho chương trình bữa ăn học đường mà không phải các sản phẩm sữa khác như sữa chua, phô mai…, ông Teiji cho biết, đó là bởi sữa tươi vừa nhiều dinh dưỡng hơn, vừa tươi ngon hơn. “Sữa tươi là một thực phẩm gần như hoàn hảo khi lượng canxi và các loại vitamin rất dồi dào và tỉ lệ cân bằng”, ông Teiji nói. 

Đến hiện tại, khi thể trạng, tầm vóc người Nhật sánh ngang với thế giới với chiều cao trung bình hơn 1m7, ông Teiji đánh giá rằng: có 2 thứ người Nhật du nhập từ phương Tây vào bữa ăn hàng ngày là bột mì và sữa, trong đó việc học người Phương Tây dùng sữa hàng ngày là thành công lớn nhất của người Nhật trong công cuộc cải thiện thể trạng, tầm vóc. 

Tại Việt Nam, những năm qua, tầm vóc, thể lực người Việt có được cải thiện. Trong ảnh trẻ em tại bản Thung Khạng, bản xa xôi nhất của huyện Quỳ Châu (Nghệ An) uống sữa TH SCHOOL MILK theo Chương trình Sữa học đường
Tại Việt Nam, những năm qua, tầm vóc, thể lực người Việt có được cải thiện. Trong ảnh trẻ em tại bản Thung Khạng, bản xa xôi nhất của huyện Quỳ Châu (Nghệ An) uống sữa TH SCHOOL MILK theo Chương trình Sữa học đường

Cải thiện thói quen ăn uống bắt đầu từ học đường

Tại Nhật bữa ăn học đường được đưa vào luật. Không chỉ vậy, nước Nhật còn biến nó thành câu chuyện giáo dục dinh dưỡng trong học đường. 

“Ban đầu bữa ăn của người Nhật cũng rất đơn giản”, ông Teiji cho biết. “Bạn sẽ hỏi là nếu 3 bữa trong ngày mà chỉ thay đổi 1 bữa có được không? Chúng tôi đã làm được điều đó. Việc thay đổi bữa ăn tại trường ảnh hưởng trực tiếp đến đứa trẻ. Cha mẹ nhận thấy những thay đổi tích cực từ con sẽ có động lực và bắt tay vào thay đổi bữa ăn trong gia đình. Như vậy, bữa ăn học đường là công cụ giáo dục chứ không đơn thuần là việc cung cấp dinh dưỡng”.

Ông Teiji cũng cho biết thêm, có một thời gian, Nhật Bản bị ảnh hưởng thói quen ăn uống châu  u, chỉ sử dụng bánh mì và sữa. Chính bữa ăn học đường kết hợp các món Nhật truyền thống và các món ăn  u đã kéo học sinh và người Nhật yêu lại văn hóa ăn uống truyền thống, gìn giữ ẩm thực dân tộc của Nhật Bản. 

Một điều thú vị nữa cũng được Chủ tịch Hiệp hội Dinh dưỡng Nhật Bản hé lộ là khi người Việt đang phải đối mặt với vấn nạn thừa cân, béo phì thì theo như một điều tra mới đây tại Nhật Bản, tỉ lệ bệnh tật do sinh hoạt đang có xu hướng giảm. Theo ông Teiji, có được kết quả này là nhờ trẻ em Nhật có sức đề kháng và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh từ khi ngồi ở ghế nhà trường. Và ông cho rằng, có thể giải quyết gánh nặng dinh dưỡng kép do thừa cân béo phì gây ra bằng chính bữa ăn học đường.

TH SCHOOL MILK là sản phẩm đầu tiên được Bộ Y tế xác nhận hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em
TH SCHOOL MILK là sản phẩm đầu tiên được Bộ Y tế xác nhận hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em

Dinh dưỡng cải thiện tầm vóc, thể lực cho người Việt

Tại Việt Nam, những năm qua, tầm vóc, thể lực người Việt có được cải thiện nhưng vẫn chậm. Theo báo cáo của Viện dinh dưỡng, chiều cao người Việt trước đây kém Indonesia nay đã bằng. Tuy nhiên, trung bình chiều cao nam nữ thanh niên nước ta vẫn thấp hơn thế giới 10cm. 

Để cải thiện chiều cao, tầm vóc, thể lực người Việt, cũng như giảm thiểu các bệnh mãn tính không lây như ung thư, tim mạch..., Chính phủ đã ra chiến lược dinh dưỡng quốc gia 2011-2020, nghị định 46/CP (2017), quyết định 1340/QĐ-Ttg Phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020…

Trong Hội thảo Quốc tế về Dinh dưỡng người Việt mới đây, lần đầu tiên một tập đoàn tư nhân công bố đề án dinh dưỡng đồng hành với chính phủ - Tập đoàn TH. Đề án có tên Dinh dưỡng người Việt, với sáu tiểu đề án hướng đến các nhóm đối tượng có nhu cầu dinh dưỡng đặc thù. 

Đề án này sẽ được thực hiện trong 10 năm, từ 2018-2028, có các tiểu đề án như nghiên cứu, đề xuất phương án cải thiện dinh dưỡng cho 1.000 ngày đầu đời của trẻ, cải thiện tình trạng dinh dưỡng và bữa ăn cho lứa tuổi học đường, cho người lao động, đặc biệt là công nhân, cải thiện dinh dưỡng cho người cao tuổi, người luyệt tập thể thao, đồng thời nhấn mạnh vai trò của "dinh dưỡng phòng chống" - dinh dưỡng hợp lý để phòng chống béo phì, tiểu đường, loãng xương, ung thư...

Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh kỷ niệm sau khi kết thúc chương trình
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh kỷ niệm sau khi kết thúc chương trình

Tại Nhật Bản, GS Teiji cho biết sự tham gia của doanh nghiệp trong cải thiện dinh dưỡng đã được luật hóa. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, trong đó có TH, đã có những bước đi đầu tiên tham gia vào chương trình dinh dưỡng học đường. 

Đến 2030, mục tiêu đặt ra là nam nữ thanh niên Việt Nam có chiều cao trung bình hơn thế hệ hiện nay 3-4cm. Muốn như vậy, phải sớm có những hành động mạnh mẽ và đúng hướng từ bây giờ.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.