Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho đội ngũ luật sư

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, thị trường dịch vụ pháp lý cho luật sư (LS) ngày càng được mở rộng nhưng số lượng LS thông thạo pháp luật quốc tế và ngoại ngữ ở nước ta còn chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều này đòi hỏi bên cạnh việc nâng cao năng lực chuyên môn, LS cần không ngừng trau dồi trình độ ngoại ngữ để tiếp cận và nắm bắt thêm nhiều cơ hội.

Sau hơn 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử to lớn. Đặc biệt, những kết quả đạt được trong lĩnh vực kinh tế, cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế trong những năm gần đây đã có những tác động tích cực đến việc phát triển nghề LS ở nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hoạt động LS ở nước ta trưởng thành nhanh chóng. Số lượng LS đã tăng lên đáng kể và đang có xu hướng ngày càng phát triển, chất lượng hoạt động cũng từng bước được nâng cao.

Tuy nhiên, số lượng LS thông thạo pháp luật quốc tế và ngoại ngữ để giải quyết tranh chấp thương mại, tư vấn cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong đàm phán, kinh doanh có yếu tố nước ngoài còn chiếm tỷ lệ rất thấp. Để góp phần nâng cao khả năng của đội ngũ LS Việt Nam trong việc tham gia giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, tư vấn các vụ việc có yếu tố nước ngoài, ngày 18/1/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 123/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ LS phục vụ hội nhập quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020”.

Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định rõ tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng LS: “Đào tạo, phát triển đội ngũ LS đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn”. Một trong những định hướng quan trọng được nêu lên trong Nghị quyết số 49 là “phát triển đội ngũ LS đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn  nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với chất lượng dịch vụ pháp lý của LS, phục vụ đắc lực cho công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế”.

Tuy nhiên, thực trạng chất lượng không đồng đều của đội ngũ LS cho thấy việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với LS là nhu cầu thật sự cần thiết, phù hợp với hoạt động nghề LS của nhiều nước trên thế giới. Thực tiễn cho thấy chất lượng của những người không phải trải qua quá trình đào tạo nghề LS hoặc được miễn tập sự hành nghề LS rất đáng quan ngại đối với cơ quan quản lý nhà nước và Liên đoàn LS Việt Nam. 

Một thực tế khác nữa về chất lượng LS đó là trình độ ngoại ngữ. Khi đất nước ta đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với việc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đã góp phần quan trọng trong việc mở rộng thị trường dịch vụ pháp lý cho LS. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, cạnh tranh cũng đã và đang trở thành thách thức đối với các tổ chức hành nghề trong nước và nước ngoài. So với các nước trong khu vực, Việt Nam có điều kiện khá mở cho hoạt động của tổ chức LS nước ngoài tại thị trường trong nước. Các tổ chức LS nước ngoài có uy tín tại Việt Nam đang chiếm ưu thế trong hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng nước ngoài. Chính áp lực cạnh tranh đó đòi hỏi các tổ chức LS trong nước không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, xây dựng uy tín để có thể thành công trong hoạt động hành nghề. 

Điều này cho thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng LS là hết sức quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển đội ngũ LS về cả số lượng và chất lượng. Nếu như việc đào tạo nghề LS là đào tạo nguồn để một người là cử nhân luật có thể trở thành LS thì bồi dưỡng LS giúp cho người đã là LS được nâng cao thêm hiểu biết về pháp luật, nhất là những quy định mới của pháp luật trong nước, quốc tế; nâng cao về kỹ năng hành nghề, bản lĩnh nghề nghiệp… Vì vậy, vấn đề bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó có nội dung bồi dưỡng về ngoại ngữ được xem như một nhu cầu cần thiết đối với LS để có thể tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường này, trước mắt là thị trường trong nước.

 Mặt khác, để hoạt động LS phát triển, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước, tổ chức xã hội nghề nghiệp của LS, tổ chức hành nghề và chính cá nhân mỗi LS. Bên cạnh việc hoạch định chính sách pháp luật, tạo hành lang pháp lý, định hướng phát triển nghề LS, sự hỗ trợ cụ thể của Nhà nước là hết sức quan trọng để tăng cường năng lực cạnh tranh của LS trong nước cũng như với nước ngoài. Sự hỗ trợ có thể dưới các hình thức như hỗ trợ về nguồn nhân lực bằng việc cấp kinh phí đào tạo LS phục vụ hội nhập, trong đó có đào tạo ở nước ngoài; khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của LS… Cùng với đó, Liên đoàn LS Việt Nam, các Đoàn LS địa phương cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho LS, chú trọng công tác giám sát việc tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đồng thời tăng cường hoạt động truyền thông để xã hội hiểu rõ hơn về vai trò của LS và dịch vụ pháp lý của LS. 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Không gian Pháp ngữ là mảnh đất tiềm năng cho hợp tác kinh tế, đầu tư và trao đổi thương mại

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Không gian Pháp ngữ là mảnh đất tiềm năng cho hợp tác kinh tế, đầu tư và trao đổi thương mại

Trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức CH Pháp từ ngày 3 - 7/10, sáng 4/10, tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo (FrancoTech).

Đọc thêm

Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X: Hướng tới mục tiêu xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam thông tin về những điểm mới của Đại hội. Ảnh- PV
(PLVN) - Sáng 4/10, thông tin về Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029, ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, tiêu đề dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội đã thể hiện quan điểm mới về vai trò nòng cốt chính trị và nhiệm vụ bao trùm của Mặt trận trong giai đoạn cách mạng mới, hướng tới mục tiêu cao nhất là xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, Nhân dân ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp
(PLVN) - Đúng 21h45 ngày 3/10 giờ địa phương (2h45 ngày 4/10 theo giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh xuống Sân bay Orly, thủ đô Paris, Pháp, bắt đầu các hoạt động tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3-7/10 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhận thêm nhiệm vụ mới

Phó Thủ tướng Lê Thành Long. (Ảnh: VGP)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1097/QĐ-TTg ngày 3/10/2024 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ. Theo quyết định này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhận thêm nhiệm vụ mới.

Tặng Bằng khen cho quân nhân BĐBP Cà Mau trong Chuyên án CM324

Tặng Bằng khen cho quân nhân BĐBP Cà Mau trong Chuyên án CM324
(PLVN) - Ngày 3/10, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao thưởng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các quân nhân thuộc BĐBP Cà Mau vì có thành tích xuất sắc trong điều tra, xác minh vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép” (Chuyên án CM324).

Thủ tướng: Phát triển xanh là xu hướng tất yếu, cần sự tham gia của toàn xã hội

Thủ tướng: Phát triển xanh là xu hướng tất yếu, cần sự tham gia của toàn xã hội
(PLVN) - Chủ trì Phiên họp lần thứ 5 Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 (Ban Chỉ đạo COP26) vào sáng 2/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách huy động nguồn lực, nhất là hợp tác công – tư để phát triển xanh.

Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hoà Bình dự Lễ khởi công cầu Ba Lai 8 tại Bến Tre

Nghi thức nhấn nút khởi công dự án cầu Ba Lai 8
(PLVN) -  Sáng 2/10, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển tỉnh Bến Tre và Khởi động dự án Xây dựng tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với tỉnh Tiền Giang và Trà Vinh. Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hoà Bình dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.