Nâng cao năng lực hòa giải viên nhằm thúc đẩy bình đẳng giới

Nâng cao năng lực hòa giải viên nhằm thúc đẩy bình đẳng giới
(PLVN) -Trong hai ngày 05-06/10/2020, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tập huấn nhạy cảm giới trong hòa giải ở cơ sở cho 30 hòa giải viên của huyện Điện Biên và huyện Mường Chà.

Hội nghị nằm trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu (EU) và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đồng tài trợ. 

Đồng chí Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp tham dự và chủ trì Hội nghị; dự Hội nghị có bà Paulina Gajewska Bí thư thứ 2-Trưởng ban Tài chính, Hợp đồng và Kiểm toán, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam. 

Điện Biên là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Bộ, có đường biên giới tiếp giáp với hai quốc gia là Trung Quốc và Lào; có 33 dân tộc sinh sống bao gồm: Thái, Mông, Kinh, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, Giáy, La Hủ, Lự, Hoa, Kháng, Mảng, Tày, Nùng, Mường.... với những thù cơ bản đó, công tác hòa giải ở cơ sở ở Điện Biên càng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ổn định an ninh trật tự, xây dựng khối đại đoàn kết cộng đồng; đặc biệt trong tuyên truyền, vận động người dân vùng biên giới tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ pháp luật Nhà nước để không bị kẻ xấu lợi dụng, góp phần giữ vững an ninh biên giới, chủ quyền Quốc gia. 

Sau khi được tập huấn, hòa giải viên ở cơ sở nắm được kiến thức về giới, bình đẳng giới, định kiến giới, nhạy cảm giới trong hòa giải ở cơ sở; cách tiếp cận và giải quyết vụ, việc hòa giải ở cơ sở để bảo đảm bình đẳng giới. 

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Lê Vệ Quốc nhấn mạnh: Hòa giải ở cơ sở là thiết chế hết sức nhân văn trong giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư, ngày càng được người dân ghi nhận và sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Để nâng cao năng lực cho đội ngũ này, đặc biệt là hiểu biết về giới và bình đẳng giới, góp phần nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở ở những địa phương điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, Bộ Tư pháp, UNDP và EU đã phối hợp, lựa chọn tập huấn cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở của tỉnh Điện Biên. Ông Quốc đề nghị các đại biểu tuân thủ nội quy của Hội nghị, tập trung nghiên cứu, học tập, chủ động phát biểu ý kiến, tích cực tham gia thảo luận từ đó mới có đủ kiến thức về vấn đề giới và có ứng xử phù hợp để bảo đảm kết quả hòa giải thành gắn với nguyên tắc bình đẳng giới trong quá trình hòa giải. Từ đó giúp cho việc hòa giải ở cơ sở ngày càng tốt hơn, việc thúc đẩy bình đẳng giới cũng ngày càng đi vào thực chất hơn.

Hội nghị tập huấn được tổ chức theo phương pháp tăng cường sự tham gia của người học, lấy người học làm trung tâm. Theo đó, các học viên được chia thành các nhóm học tập, cùng trao đổi, thảo luận các vấn đề do giảng viên đưa ra và được trình bày, phát biểu ý kiến; sau đó báo cáo viên sẽ hệ thống lại kiến thức cho học viên. Các đại biểu đánh giá cao phương pháp tập huấn này, họ rất hào hứng và sôi nổi tham gia vào khóa học, họ thực sự được suy nghĩ, được rèn luyện các kỹ năng thiết thực, đáp ứng được nhu cầu của hòa giải viên.  

Phát biểu tại Hội nghị, bà Paulina Gajewska cho rằng thúc đẩy bình đẳng giới là hoạt động được EU rất quan tâm nhằm tiến tới xã hội văn minh, tiến bộ; bà Paulina chúc các học viên tiếp thu được nhiều kiến thức, biết vận dụng kiến thức về giới, bình đẳng giới để thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở có hiệu quả nhất.

Theo bà Đào Thị Thu An, Quản lý Dự án Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam “Kể từ năm 2019, trong khuôn khổ Dự án, Chương trình phát triển Liên hợp quốc đã phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp tiến hành một số nghiên cứu về hòa giải ở cơ sở, tham khảo ý kiến của các hòa giải viên cũng như người dân về công tác hòa giải ở cơ sở, các khó khăn, thách thức mà họ gặp phải. Đa số các hòa giải viên được hỏi ý kiến cho rằng họ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc với các nhóm dễ bị tổn thương, trong đó có phụ nữ, trẻ em. Điều này ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở. Chúng tôi mong muốn rằng Tài liệu tập huấn này sẽ giúp các hòa giải viên ở cơ sở thực hiện công việc của mình hiệu quả hơn, nhạy cảm hơn về giới và từ đó giúp thúc đẩy bình đẳng giới trong các hoạt động hòa giải ở cơ sở”. 

Một số hình ảnh tại Hội nghị tập huấn:

 
 
 
 
 
 
 
 

Đọc thêm

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư công đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Luật sư Nguyễn Hưng Quang phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng theo công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm đối với Việt Nam". Ảnh: noichinh.vn
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Chủ tịch Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) .

Lớp học thầy giáo Di nơi cổng trời xứ Thanh

Thầy Di tận tình sửa từng con chữ cho bà con.
(PLVN) - Khi màn đêm buông xuống, các bản làng miền biên viễn xa xôi của huyện Mường Lát chìm dần trong bóng tối, cũng là lúc tiếng đọc bài của những học sinh đặc biệt có độ tuổi trải dài từ 20-50 tuổi ở bản Khằm II, xã Trung Lý vang lên tại điểm trường Tiểu học Khằm II. Đó là lớp học thầy giáo Di, một thầy giáo mang quân hàm xanh nơi cổng trời biên giới Việt- Lào xứ Thanh…

Canada: Đội ngũ luật sư Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật

Một nhóm luật sư Canada đang họp bàn công việc - Ảnh minh hoạ prepareforcanada.com
(PLVN) -Canada theo đuổi hình thái nhà nước dân chủ hiện đại và sử dụng số lượng lớn luật sư (LS) trong các cơ quan công quyền, nhưng đội ngũ LS làm việc trong nhánh hành pháp lại có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt, bởi họ còn đại diện cho chế độ quân chủ đứng đầu là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế
(PLVN) - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng , việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các t ranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ sát thực tế.

Mô hình mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 6/12, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội thảo: “Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Đồng chủ trì Hội thảo là Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư Đào Ngọc Chuyền cùng 2 Phó Chủ nhiệm Đoàn là luật sư Nguyễn Văn Hà và luật sư Nguyễn Xuân San.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hiệu quả, thực chất

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 6/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Tổ phó Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) của Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì buổi làm việc với một số bộ, cơ quan, địa phương về công tác này. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội
(PLVN) - Ngày 6/12, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu phối hợp Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác pháp chế; công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Những lợi thế và thách thức khi xác lập về thể thức và hoạt động của luật sư công

Luật sư Trương Quốc Hòe (đứng) tham gia bào chữa tại một phiên tòa.
(PLVN) - Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo giao cho Chính phủ chỉ đạo Bộ Tư pháp nghiên cứu hình thành những chế định, thiết chế về “Luật sư công” nhằm hướng đến vai trò đại diện, giúp chính quyền tại địa phương khi tham gia tố tụng. Liên quan đến vấn đề này, Th.S, luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng Văn phòng luật sư Interla, Đoàn luật sư TP Hà Nội đã có bài viết gửi tới PLVN.

Chi cục Thi hành án dân sự quận Nam Từ Liêm cưỡng chế buộc chuyển giao tài sản tại phường Trung Văn

Các lực lượng triển khai công tác cưỡng chế.
(PLVN) - Sáng ngày 5/12/2024, Chi cục THADS quận Nam Từ Liêm phối hợp cùng chính quyền địa phương phường Trung Văn, đại diện các phòng chuyên môn của Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm và sự giám sát của Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm tổ chức cưỡng chế thi hành án đối với bà Hồ Nha Trang cư ngụ trên địa bàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.