Nâng cao kỹ năng phân tích chính sách cho công chức, viên chức trẻ

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Nhằm đẩy mạnh sự gắn kết giữa công tác Đoàn với hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học, đồng thời hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2018, ngày 9/3, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp luật hình sự - hành chính tổ chức tọa đàm “Nâng cao kỹ năng phân tích chính sách cho công chức, viên chức trẻ”.

TS. Hồ Quang Huy, Ủy viên BCH Đoàn khối, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật và TS. Nguyễn Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính đồng chủ trì tọa đàm. Tham dự còn có đồng chí Trần Quyết Thắng, Phó Bí thư Đoàn khối các cơ quan Trung ương; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Phó Chánh Văn phòng Đảng – Đoàn thể, Bộ Tư pháp cùng đại diện một số bộ, ngành Trung ương và các đoàn viên, thanh niên của Bộ Tư pháp.

Phát biểu khai mạc, đồng chí Hồ Quang Huy nhấn mạnh, xây dựng chính sách, phân tích chính sách là đòi hỏi khắt khe trong quá trình xây dựng pháp luật và cũng là một trong những điểm mới của Luật Ban hành VBQPPL năm 2015. Phân tích và xây dựng chính sách không chỉ là thách thức đối với công chức, viên chức trẻ nói riêng mà còn đối với cả cán bộ, công chức, viên chức nói chung trong xây dựng pháp luật. Thách thức này đặt ra yêu cầu về đổi mới tư duy, cách tiếp cận, nhìn nhận vấn đề đối với các đoàn viên, thanh niên của các bộ, ban, ngành để từ đó có được cách nhìn đúng đắn, đánh giá toàn diện việc phân tích chính sách. Ông Huy cũng khẳng định, tọa đàm là cơ hội quý để đoàn viên, thanh niên, công chức, viên chức trẻ chia sẻ, học tập kinh nghiệm từ các chuyên gia trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phân tích chính sách trong phạm vi của Bộ Tư pháp cũng như của các bộ, ngành khác.

Tham dự tọa đàm, các đoàn viên, thanh niên đã được nghe Vụ trưởng Nguyễn Thị Kim Thoa giới thiệu những vấn đề cơ bản về chính sách và kỹ năng phân tích chính sách. Theo đó, tiêu chí để đánh giá một văn bản, chính sách tốt là phải giải quyết mục tiêu vấn đề đặt ra trên cơ sở đảm bảo tính kinh tế, hiệu quả. Các chính sách thể hiện trong văn bản phải rõ ràng, bảo đảm nhất quán với chính sách chung của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực mà dự thảo điều chỉnh. 

Nội dung văn bản phải hợp hiến, hợp pháp, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phải tương thích với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Nội dung quy định trong dự thảo phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; minh bạch, cụ thể, rõ ràng, dễ thực hiện; đảm bảo tính ổn định của hệ thống pháp luật. Ngoài ra, chế tài đặt ra phải hợp lý, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi vi phạm. Bà Thoa cũng đề cập tới các bước cơ bản của phân tích chính sách gồm xác định vấn đề cần giải quyết; ảnh hưởng của vấn đề; nguyên nhân của vấn đề; liệt kê, phân tích và đánh giá tác động của các giải pháp, phương án; đề xuất phương án tối ưu. 

Trưởng phòng (Vụ Pháp luật hình sự - hành chính) Nguyễn Quỳnh Liên đã phân tích một số ví dụ và kinh nghiệm thực tiễn về phân tích chính sách. Trong đó lưu ý tới một số kinh nghiệm để phân tích tốt chính sách là cần so sánh với tiền lệ trong nước, dựa trên các kết quả nghiên cứu, lấy ý kiến các chuyên gia, tham vấn cán bộ có kinh nghiệm, tiến hành thí điểm… Các đại biểu đã sôi nổi trao đổi, thảo luận và đưa ra một số lưu ý trong phân tích chính sách như cần xác định đúng, trúng, đầy đủ nguyên nhân để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp; không bao giờ chỉ có một giải pháp cho một vấn đề; cần xem xét tính hai mặt của từng giải pháp. Ngoài ra, cần phân tích tác động của mỗi giải pháp trên các khía cạnh như kinh tế, xã hội, môi trường, hệ thống pháp lý, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân…

Đọc thêm

Sửa đổi Luật Quốc tịch: Đồng hành, lắng nghe và gắn kết kiều bào với khát vọng vươn mình

Quang cảnh Tọa đàm về chính sách pháp luật với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tại Hà Nội, ngày 13/1/2023.(Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Kiều bào ta dù ở đâu cũng đều hướng về quê hương - đất nước. Trong mọi chặng đường lịch sử, kiều bào ở khắp mọi nơi luôn đồng hành cùng đất nước, dân tộc. Việc sửa đổi Luật Quốc tịch lần này là bước đi quan trọng để “cởi trói” về mặt pháp lý, để người Việt Nam dù đang ở trong nước hay đang an cư, lạc nghiệp ở nước ngoài đều có thể chung tay góp sức, đồng tâm, hiệp lực đưa quê hương - đất nước mình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Việt Nam có lợi thế của "người đi sau" khi xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong.
(PLVN) - Nhiều ý kiến lo ngại về sự thành công của Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam trong bối cảnh nhiều trung tâm tương tự ở thế giới và khu vực chưa thành công sau nhiều năm phát triển. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn những lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công của TTTC tại Việt Nam.

Tiếp tục tăng cường hợp tác Pháp luật và Tư pháp giữa Việt Nam - Italia

Tiếp tục tăng cường hợp tác Pháp luật và Tư pháp giữa Việt Nam - Italia
(PLVN) - Thực hiện kế hoạch đối ngoại của Bộ Tư pháp, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Mai Lương Khôi làm Trưởng đoàn đã tới làm việc tại Cộng hòa Italia từ ngày 14 đến ngày 16/4/2025. Chuyến công tác nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Italia trong lĩnh vực Pháp luật và Tư pháp trên cơ sở Bản Ghi nhớ hợp tác đã được Bộ Tư pháp hai nước ký kết vào tháng 10 năm 2016.

Cần quan tâm đến mô hình quản trị và điều hành trung tâm tài chính quốc tế

Cần quan tâm đến mô hình quản trị và điều hành trung tâm tài chính quốc tế
(PLVN) - Nhiều ý kiến Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị làm rõ mô hình trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam để có cách quản trị và điều hành phù hợp, bảo đảm xây dựng thành công trung tâm này, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đề xuất thành lập 1 Trung tâm tài chính quốc tế đặt tại 2 TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình và nhiều đại biểu cùng tham dự Phiên họp thứ 44. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về việc thành lập 1 Trung tâm tài chính quốc tế đặt tại 2 TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thảo báo cáo rõ hơn về căn cứ, cơ sở để đề xuất mô hình mới, làm rõ mô hình, mối quan hệ, tính độc lập giữa 2 cơ sở đặt ở 2 nơi.

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Nam Định và 4 sáng kiến từ địa phương

Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Nam Định Phạm Ngọc Chanh
(PLVN) - Trước khi đảm nhận cương vị Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Nam Định, ông Phạm Ngọc Chanh là Chi cục trưởng THADS huyện Vụ Bản. Từ thực tế công tác tại cơ sở, ông Phạm Ngọc Chanh đã có nhiều đề tài sáng kiến trong công tác Thi hành án dân sự được áp dụng hiệu quả tại địa phương.

Thúc đẩy hợp tác, tái ứng cử của Việt Nam tại HĐNQ đáp ứng yêu cầu cấp bách trên thế giới

Đại sứ, Tiến sĩ Lê Thị Tuyết Mai, nguyên Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) -  Đại sứ, Tiến sỹ Lê Thị Tuyết Mai, nguyên Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva cho rằng, vai trò xây dựng, cầu nối, thúc đẩy đồng thuận và hợp tác mà Việt Nam đang thể hiện là rất quan trọng, không chỉ giúp củng cố hình ảnh một Việt Nam trách nhiệm, tích cực chủ động và đáng tin cậy trong các cơ chế đa phương về nhân quyền mà còn góp phần chuẩn bị nền tảng vững chắc cho các bước đi tiếp theo, trong đó có nỗ lực tái ứng cử Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2026–2028.

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon: Cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon
(PLVN) - Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, vì thế việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để thu hút và bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn, hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải có những bước cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế.

Bảo vệ nhà đầu tư và minh bạch tài chính: Nền tảng pháp lý cho Trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí LongNguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính)
(PLVN) -Trong tiến trình hội nhập sâu rộng với kinh tế toàn cầu, việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) không chỉ là mục tiêu chiến lược mà còn là bước đi tất yếu nhằm thu hút dòng vốn chất lượng cao, nâng tầm vị thế quốc gia trên bản đồ tài chính thế giới. Để hiện thực hóa mục tiêu này, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và nâng cao chuẩn mực minh bạch tài chính là yêu cầu cấp thiết, đóng vai trò then chốt trong việc kiến tạo niềm tin và thu hút nguồn lực quốc tế.

TS. Nguyễn Minh Phong: Việt Nam có lợi thế của “người đi sau” khi xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong
(PLVN) -Nhiều ý kiến lo ngại về sự thành công của Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam trong bối cảnh nhiều trung tâm tương tự ở thế giới và khu vực chưa thành công sau nhiều năm phát triển. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn những lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công của TTTC tại Việt Nam

Khuyến nghị mô hình Trung tâm tài chính quốc tế cho Việt Nam

Quang cảnh Hội thảo Trung tâm tài chính quốc tế.
(PLVN) - Thế giới có hàng trăm trung tâm tài chính nhưng chỉ có 21 trung tâm tài chính quốc tế. Trong đó, có các trung tâm đã ra đời khoảng vài chục năm nhưng cũng có trung tâm chỉ mới xuất hiện khoảng 10 năm nay. Việt Nam nên đi theo mô hình nào là nội dung được đề cập trong Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và vai trò của hệ thống ngân hàng trong xây dựng Trung tâm tài chính” được tổ chức hôm qua - 16/4.