Nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng thông qua thi hành án

Chấp hành viên trao đổi nghiệp vụ.
Chấp hành viên trao đổi nghiệp vụ.
(PLVN) - Trong thời gian qua, nhờ thể chế hóa công tác xử lý nợ xấu thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), các khó khăn, vướng mắc trong công tác xử lý nợ xấu đã từng bước được khắc phục, nhờ đó các TCTD xử lý nợ xấu hiệu quả hơn.

Khuôn khổ pháp lý đồng bộ để xử lý nợ xấu

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017, UBND các tỉnh, thành phố đã tăng cường chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD trên địa bàn trong việc xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu, đặc biệt là hỗ trợ trong thực hiện các thủ tục hành chính, tạo điều kiện để TCTD có thể xử lý nhanh tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu liên quan đến các vụ án đang được xử lý tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các TCTD xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu bám sát các quy định của Nghị quyết số 42 và các giải pháp tại phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020. Đến nay, các hình thức xử lý nợ xấu được các TCTD tích cực vận dụng, áp dụng đa dạng, có hiệu quả trên thực tế, nợ xấu của hệ thống các TCTD đã bước đầu được xử lý và đạt được một số kết quả quan trọng.

Trải qua gần 05 năm triển khai trong thực tiễn, các mục tiêu, yêu cầu của Nghị quyết số 42 về cơ bản đã đạt được. Theo đó, Nghị quyết số 42 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ để xử lý các khoản nợ xấu đã được nhận diện. Các chính sách tại Nghị quyết số 42 được thực thi trên thực tế, đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu, ý thức trả nợ của khách hàng đã cải thiện.

Nghị quyết số 42 đã tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hỗ trợ các TCTD trong việc xử lý nợ xấu tốt hơn, từng bước đảm bảo quyền của chủ nợ. Thông qua cơ chế thí điểm, các giải pháp được ưu tiên áp dụng của Nghị quyết số 42 đã tạo điều kiện cho hệ thống các TCTD xử lý nợ xấu được chủ động hơn, tháo gỡ những vướng mắc về mặt pháp lý tồn tại trong thời gian trước khi có Nghị quyết số 42. Kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã tác động tích cực đến quá trình tái cơ cấu, phát triển của hệ thống các TCTD.

Để có được kết quả trên, một phần là nhờ sự tích cực phối hợp để giải quyết, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 42 của Ngân hàng Nhà nước và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các UBND tỉnh, thành phố.

Kết quả thi hành án tín dụng tăng hơn 4 nghìn tỷ

Riêng đối với Bộ Tư pháp, khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực, Bộ đã ban hành Chương trình công tác trong lĩnh vực THADS, theo dõi thi hành án hành chính hàng năm, trong đó xác định việc thi hành án tín dụng là nhiệm vụ trọng tâm; ban hành Công văn số 2744/BTP-TCTHADS ngày 07/8/2017 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 42 và thường xuyên có văn bản tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 42.

Hội thảo về “Nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng thông qua thi hành án dân sự” với sự chủ trì của Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Lãnh đạo Tổng cục THADS.

Hội thảo về “Nâng cao hiệu quả xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng thông qua thi hành án dân sự” với sự chủ trì của Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Lãnh đạo Tổng cục THADS.

Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch triển khai Luật Đấu giá tài sản trong đó có quy định liên quan đến đấu giá khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu do VAMC thực hiện. Đồng thời, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước cho ý kiến hướng dẫn khoản 4 Điều 65 Luật Đấu giá tài sản về thẩm định giá khởi điểm và việc thành lập Hội đồng đấu giá nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có giá trị lớn do VAMC tự đấu giá hoặc thuê tổ chức đấu giá thực hiện đấu giá tài sản; kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đấu giá tài sản là khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.

Cùng với đó, Bộ đã chỉ đạo Tổng cục THADS kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai Nghị quyết số 42; tổ chức tập huấn trực tuyến về các nội dung của Nghị quyết số 42, Chỉ thị số 32 trong hệ thống cơ quan THADS; đẩy mạnh việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định tại Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Thường xuyên chỉ đạo Tổng cục THADS tập trung đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thi hành án nhằm nâng cao hiệu quả công tác này; đồng thời, tích cực chỉ đạo các cơ quan THADS địa phương tổ chức thực hiện hiệu quả, đúng tinh thần Nghị quyết số 42 và pháp luật về THADS.

Tổng Cục THADS đã ban hành kế hoạch công tác của Tổ xử lý nợ xấu; đồng thời thường xuyên có văn bản chỉ đạo Cơ quan THADS địa phương đẩy nhanh tiến độ. Qua đó, đã giúp nhiều vụ việc THADS về tín dụng ngân hàng có giá trị lớn, tồn đọng nhiều năm được xử lý kịp thời, dứt điểm, góp phần hỗ trợ các TCTD từng bước được xử lý, đưa tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống trở về mức an toàn.

Trong gần 05 năm thực hiện Nghị quyết số 42, Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Tổng cục THADS ban hành hơn 400 văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, trả lời kiến nghị và giải quyết đơn thư liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng; đã phối hợp với các TCTD tiến hành rà soát, thực hiện kiểm tra, phúc tra nhằm đánh giá công tác phối hợp, tổ chức thi hành để kịp thời chỉ đạo và có biện pháp nâng cao hiệu quả công tác này.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức liên quan, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước để hoàn thiện hơn pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Cụ thể, Bộ Tư pháp đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, góp phần hạn chế hơn nguy cơ phát sinh nợ xấu, đảm bảo thuận lợi, kịp thời, minh bạch và hạn chế tối đa rủi ro pháp lý, giảm thiểu chi phí trong xử lý TSBĐ, thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu.

Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước triển khai Quy chế số 01/QCPH/NHNNVN-BTP ngày 18/3/2015 về việc phối hợp trong công tác THADS liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng như hàng năm tổ chức các Hội nghị rà soát công tác thi hành án; tại một số địa phương, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và Cơ quan thi hành án đã ký kết quy chế phối hợp, tổ chức họp liên ngành để lắng nghe các vướng mắc…

Theo số liệu thống kê năm 2022 của Bộ Tư pháp, các cơ quan THADS đang tiến hành tổ chức thi hành án cho 76 TCTD, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Kết quả thi hành án tín dụng ngân hàng năm 2022 cụ thể như sau: số phải thi hành là 37.058 việc, tương ứng với số tiền là trên 137.311 tỷ đồng (chiếm 4,31% về việc và 41,14% về tiền so với tổng số việc và tiền phải thi hành của toàn hệ thống).

Trong đó, có điều kiện thi hành là 22.473 việc, tương ứng 74.250 tỷ 301 triệu đồng. Đã thi hành xong 6.215 việc (tăng 1.712 việc so với năm 2021), tương ứng với số tiền 22.504 tỷ 503 triệu đồng (tăng 4.257 tỷ 890 triệu đồng so với năm 2021).

Gỡ vướng trong xử lý tài sản bảo đảm

Bên cạnh kết quả đạt được, từ thực tiễn triển khai cho thấy trong quá trình xử lý nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu liên quan đến khâu xử lý tài sản bảo đảm. Nguyên nhân của vướng mắc này đến từ nhiều yếu tố như: Nhiều khách hàng chây ỳ trả nợ, không hợp tác trong việc xử lý tài sản bảo đảm, ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hồ sơ thủ tục pháp lý khi xử lý tài sản. Quy trình, thủ tục tố tụng và thi hành án kéo dài gây tốn kém về mặt chi phí, giá trị tài sản bảo đảm bị giảm sút, đặc biệt là các tài sản bảo đảm là dây chuyền máy móc thiết bị, dẫn đến việc xử lý tài sản bảo đảm không đủ thanh toán cho các nghĩa vụ nợ phát sinh của khách hàng. Mặt khác, nhiều tài sản thế chấp vướng mắc về điều kiện giao dịch, việc xác định giá trị tài sản chưa phù hợp với thực tế và thị trường nên việc xử lý bán tài sản khó khăn, tài sản bảo đảm của bên thứ 3 khó xử lý.

Cơ quan THADS còn gặp nhiều khó khăn trong xử lý tài sản bảo đảm.

Cơ quan THADS còn gặp nhiều khó khăn trong xử lý tài sản bảo đảm.

Để công tác xử lý nợ xấu được triển khai có hiệu quả trên thực tế, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc xử lý xấu nói chung và xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 nói riêng, trong thời gian tới Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước với vai trò là đầu mối trong công tác phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố tăng cường phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc về công tác thực thi, hướng dẫn Nghị quyết số 42 đảm bảo đầy đủ, thống nhất; đồng thời, phân định rõ trách nhiệm của các đơn vị trong việc triển khai Nghị quyết số 42.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các TCTD thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cấp tín dụng, xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2026[1].

Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42, Tòa án nhân dân tối cao cần chỉ đạo Toà án nhân dân các cấp về việc triển khai thi hành quy định về thủ tục rút gọn theo quy định pháp luật để giải quyết nhanh chóng yêu cầu khởi kiện theo quy định của Nghị quyết số 42 và Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP.

Phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Cơ quan thi hành án sớm có văn bản chỉ đạo về việc thực hiện quy định về hoàn trả các tài sản bảo đảm là vật chứng của vụ án hình sự sau khi đã hoàn tất các thủ tục xác minh chứng cứ quy định tại Nghị quyết số 42.

Phối hợp với Cơ quan THADS sớm xây dựng hệ thống dữ liệu liên quan đến các vụ việc đang được thụ lý giải quyết và cho phép các TCTD được tra cứu trích xuất.

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.