Nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp phong tỏa để thi hành án

(PLVN) -Để áp dụng được biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế phong tỏa tài khoản, khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành đòi hỏi sự phối hợp rất chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng biện pháp này còn gặp nhiều khó khăn.

Còn tình trạng tình trạng chậm cung cấp thông tin

Phong tỏa tài khoản, khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án là một trong các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế được quy định tại Điều 67, Điều 71, Điều 76 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 (Luật THADS); Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN hướng dẫn việc cung cấp thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án và thực hiện phong tỏa, khấu trừ để THADS.

Theo Điều 10 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (được sửa đổi bổ sung năm 2017) thì Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng. Điểm d khoản 7 Điều 10 Nghị định số 117/2018/NĐ-CP ngày 11/9/2018 của Chính phủ về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng quy định: Văn bản yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng phải do các cá nhân sau đây ký:… Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các cơ quan thi hành án, chấp hành viên đang tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án. Tuy nhiên Luật các tổ chức tín dụng không đề cập đến việc yêu cầu xác minh điều kiện thi hành án của người được thi hành án. Trong khi đó, theo quy định của Luật THADS thì người được thi hành án cũng có quyền xác minh điều kiện thi hành án. Do đó cần nghiên cứu bổ sung quy định của Luật THADS và Luật các tổ chức tín dụng để thống nhất về đối tượng được yêu cầu cung cấp thông tin về tài khoản, tài sản của người phải thi hành án, tạo điều kiện thuận lợi cho người được thi hành án khi tiến hành xác minh điều kiện thi hành án.

Mặt khác, công tác phối hợp giữa cơ quan thi hành án với tổ chức tín dụng trong việc cung cấp thông tin tài khoản của người phải thi hành án vẫn có lúc, có nơi còn chưa kịp thời. Mặc dù Điều 14 Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN quy định: Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp thông tin mà không có lý do chính đáng hoặc cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin về tài khoản của người phải thi hành án hoặc tiết lộ thông tin để người phải thi hành án chuyển, rút tiền khỏi tài khoản làm ảnh hưởng đến quá trình thi hành án thì tùy từng trường hợp mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật” tuy nhiên trong thực tiễn, tình trạng chậm cung cấp thông tin, cung cấp thông tin tài khoản chưa đầy đủ, tiết lộ thông tin… vẫn diễn ra mà chưa có biện pháp khắc phục và chế tài ngăn chặn hiệu quả.

Cần bổ sung các chế tài xử phạt

Khoản Điều 76 Luật THADS quy định: “Ngay sau khi nhận được quyết định về khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản phải khấu trừ tiền để chuyển vào tài khoản của cơ quan THADS hoặc chuyển cho người được thi hành án theo quyết định khấu trừ.” khoản 2 Điều 20 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP cũng có quy định về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức: “ Trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ thì Chấp hành viên lập biên bản về việc không nhận quyết định, có chữ ký của người làm chứng hoặc chứng kiến và tiến hành niêm yết quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ của người phải thi hành án tại trụ sở cơ quan, tổ chức đó. Người đại diện theo pháp luật hoặc người có trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức không nhận quyết định phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra”.

Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP cũng có quy định: “Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng có trách nhiệm thực hiện ngay quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản; nếu không thực hiện ngay mà đương sự tẩu tán tiền trong tài khoản dẫn đến việc không thể thi hành được cho người được thi hành án thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.”. Khoản 6 Điều 64 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi “ Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc khấu trừ tài khoản, thu giữ giấy tờ có giá của người phải thi hành án”; Khoản 7 Điều 64 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc phong tỏa tài khoản, tài sản của người phải thi hành án.”

Tuy nhiên trong thực tiễn, không dễ để có thể tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức tín dụng, Ngân hàng, tố chức kinh tế trong việc không phối hợp với cơ quan THADS trong thực hiện khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án. Do đó, ngoài các chế tài hành chính, có thể xem xét bổ sung thêm các chế tài xử phạt khác áp dụng trực tiếp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó như: Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không chấp hành quyết định khấu trừ tài khoản của cơ quan thi hành án hoặc quy định các chế tài khác đủ mạnh …để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

Đọc thêm

Trung Quốc có chính sách ưu đãi gì với các doanh nghiệp trụ cột?

Trụ sở Tsinghua Unigroup - Ảnh Unigroup.com.vn
(PLVN) - Trung Quốc cũng phát triển các tập đoàn công nghiệp lớn tương tự như chaebol tại Hàn Quốc, nhưng cấu trúc và hoạt động của các tập đoàn này khác với chaebol do các yếu tố lịch sử, kinh tế , chính trị khác nhau. Đáng lưu ý, đất nước tỷ dân đã ưu tiên phát triển các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao .

Ấn tượng doanh nghiệp Việt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương và các đại biểu tham quan các sản phẩm của Tập đoàn Viettel.
(PLVN) - Với nhiều loại khí tài quân sự mới do ngành công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam tự phát triển, sản xuất lần đầu tiên được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam (QPQTVN) 2024, các doanh nghiệp quốc phòng Việt Nam đã khẳng định sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), đồng thời thể hiện sức mạnh, bản lĩnh và thông điệp về hợp tác hòa bình Việt Nam.

Năm 2024: Nhiều khởi sắc trong công tác thi hành án dân sự

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Thứ trưởng Mai Lương Khôi và Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái chủ trì Hội nghị triển khai công tác THADS, THAHC năm 2025. (Ảnh: P.Mai)
(PLVN) - Năm 2024 đi qua với nhiều khó khăn, thách thức, trong bối cảnh khối lượng việc và tiền phải thi hành án ngày càng tăng cao với nhiều vụ án lớn khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Hệ thống Thi hành án dân sự (THADS), kết quả đã đạt và vượt 2 chỉ tiêu về việc và tiền.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp: Người dân ngày càng thuận lợi trong thực hiện các quyền dân sinh

Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp được vinh danh Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc với sản phẩm Hệ thống đăng ký trực tuyến về biện pháp bảo đảm bằng động sản.
(PLVN) - Thời gian qua, với nỗ lực của toàn ngành Tư pháp trong đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số không chỉ giúp Bộ, ngành hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao mà còn tạo thuận lợi cho người dân khi được thụ hưởng nhiều tiện ích từ các dịch vụ công trực tuyến.

Bí quyết phá án của Đại uý Phan Hoàng Sử

Đại úy Phan Hoàng Sử, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Biên Hòa. Đồng Nai
(PLVN) - Suốt nhiều năm qua, đại uý Phan Hoàng Sử đã cùng các đồng nghiệp trong lực lượng Công an Đồng Nai đã tham gia phá hàng loạt vụ án lớn. Đồng thời cũng tuyên truyền sâu rộng đến người dân về các thủ đoạn lừa đảo, phạm tội của các loại tội phạm để người dân cảnh giác.

Chấp hành viên Nguyễn Quốc Tuấn tiếp nhận bản án khó, giải quyết thành công nhờ cách tiếp cận mới

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chấp hành viên sơ cấp Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
(PLVN) - Sau nhiều năm kéo dài và gặp khó khăn trong quá trình thi hành án, vụ việc thi hành dân sự liên quan đến bà L.T.H và bà Đ.T.H tại huyện Sơn Dương đã được giải quyết thành công vào tháng 9/2024, nhờ những nỗ lực kiên trì của ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chấp hành viên sơ cấp Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Viện trưởng Nguyễn Văn Hội: “3 chiến lược phát triển ngành thép, sữa và ô tô đang chờ Chính phủ phê duyệt”

Ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương
(PLVN) - Xây dựng và đề xuất những chiến lược để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt có thể tham dự vào các dự án lớn của đất nước trong thời gian tới là một trong những mục tiêu lớn của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Bộ Công Thương. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp
(PLVN) -Năm 2025, một trong những ưu tiên của Bộ, ngành Tư pháp là tham mưu thể chế hóa đầy đủ và triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp, đặc biệt là công tác xây dựng và thi hành pháp luật theo tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp diễn ra ngày 7/11/2024.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh và cơ duyên với ngành Tư pháp

Ngày 26/8/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long (Thứ 4 từ trái sang) cùng Ban Cán sự Đảng, Đảng uỷ Bộ Tư pháp chúc mừng đồng chí Nguyễn Hải Ninh trở thành tân Bộ trưởng Bộ Tư pháp
(PLVN) - Chưa bao giờ cán bộ ngành Tư pháp phải đảm nhiệm một khối lượng công việc khổng lồ như bây giờ. Nhưng cũng chưa bao giờ, mỗi cán bộ ngành Tư pháp lại thấy vai trò của mình quan trọng như vậy trong “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

10 sự kiện nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam năm 2024

10 sự kiện nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam năm 2024. (Ảnh: Thanh Hà)
(PLVN) - Năm 2024 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của Báo Pháp luật Việt Nam trên nhiều phương diện, từ việc lần đầu tiên phát động “Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp” đến những chương trình thiện nguyện, tọa đàm, hội thảo chuyên sâu và thành tích báo chí ấn tượng. Không ngừng đổi mới, tinh gọn bộ máy, Báo tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực truyền thông pháp luật, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của ngành Tư pháp và đất nước. 

Khởi tố 6 bị can trong vụ án xảy ra tại công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an. (Ảnh: P.Mai)
(PLVN) -Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an đã thông tin về việc khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và các đơn vị liên quan tại buổi họp báo thông báo kết quả phiên họp thứ 27 Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vào ngày 31/12. 

Thái Bình: Hoàn thành số hoá dữ liệu hộ tịch

Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình họp triển khai nhiệm vụ thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch.
(PLVN) -  Để đảm bảo tiến độ thực hiện theo Kế hoạch đề ra của UBND tỉnh Thái Bình về số hoá dữ liệu hộ tịch , Sở Tư pháp tỉnh đã huy động toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức tập trung làm việc, ngày, đêm rà soát, hiệu đính, sàng lọc hơn 1,3 triệu dữ liệu để các điạ phương triển khai thực hiện hiệu quả