Nâng cao đạo đức công vụ: Những động thái quyết liệt của Chính phủ

Thủ tướng: “Thực hiện văn hóa công sở là để phục vụ nhân dân tốt hơn”
Thủ tướng: “Thực hiện văn hóa công sở là để phục vụ nhân dân tốt hơn”
(PLVN) - Cải cách hành chính thời gian qua ngày càng hướng đến sự chuyên nghiệp, hiện đại, nhưng vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức mang nặng tư duy cửa quyền, hành xử thiếu chuẩn mực gây bức xúc trong dư luận. Đã có nhiều quy định điều chỉnh vấn đề này, nhưng thực hiện hay không do ý thức của  mỗi cán bộ, công chức.

Sống vô cảm thì đừng làm cán bộ

Hiện tượng “công bộc” của dân tự cho mình có quyền được ban phát quyền lợi, nên có thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm, thậm chí hách dịch, cố tình gây khó khăn cho người dân và tổ chức mỗi khi đến cơ quan công quyền; là sự việc không hiếm gặp.

Hiện tượng này diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, trong mọi lĩnh vực. Tình trạng “tham nhũng vặt” vì thế có cơ hội nảy sinh, gây hệ lụy không nhỏ đối với xã hội. Tại một hội nghị về giải quyết khiếu nại, tố cáo toàn quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra một trong những nguyên nhân của hiện tượng khiếu kiện đông người, phức tạp, vượt cấp kéo dài chính là do cán bộ xa dân, ít tiếp xúc, lắng nghe nhân dân…

Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những giá trị của văn hóa công vụ là tính chuyên nghiệp. Đảm bảo tính chuyên nghiệp là đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn nghề nghiệp, từ quy trình thực hiện công vụ đến các tiêu chuẩn về tác phong, phong cách làm việc.

Theo đó, khi đã mang trọng trách cán bộ, đảng viên thì bản thân mỗi người phải ý thức rõ về trách nhiệm nêu gương, “phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng; mẫu mực về đạo đức, lối sống” (Quy định 08/QĐ-TW của BCHTW về trách nhiệm nêu gương). Có nghĩa là những công chức, viên chức đó không chỉ mẫu mực tại nơi công tác mà ngay cả khi rời khỏi cơ quan cũng phải có hành vi chuẩn mực. 

Nhất là khi mạng internet đang phát triển với tốc độ chóng mặt, mọi hành vi ứng xử nơi công cộng đều có thể bị đưa lên mạng xã hội bất cứ lúc nào. Đã có một loạt cán bộ nhà nước, trong đó có nhiều chiến sĩ Công an có hành vi gây náo loạn sân bay, cãi nhau nơi đường phố, hành xử thiếu văn hóa, hành hung người khác... bị phát hiện từ mạng xã hội và bị xử lý nghiêm khắc.

Sự xuống cấp về đạo đức công vụ cũng nhiều lần làm “nóng” nghị trường Quốc hội (QH). Phát biểu tại Kỳ họp thứ 8, QH khóa 14 diễn ra vào cuối năm 2019, Đại biểu (ĐB) Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cho rằng thái độ thờ ơ, vô cảm và thiếu trách nhiệm đang khá phổ biến ở Việt Nam. 

“Thờ ơ, vô cảm đã tiếp tay, đã “đồng lõa” với thiếu trách nhiệm. Thờ ơ, vô cảm là vũ khí của kẻ xấu để làm hành động xấu”, ĐB Trí nói và đề nghị khi xây dựng các bộ luật, QH cần xem xét có thêm các quy định để hạn chế và ngăn chặn sự thờ ơ, vô cảm và thiếu trách nhiệm. “Xin đừng để những người thờ ơ, vô cảm và thiếu trách nhiệm với nhân dân và doanh nghiệp giữ bất cứ một trọng trách nào trong bộ máy công quyền”, ĐB này đề nghị. 

Chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân về tình trạng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) nhũng nhiễu gây khó dễ cho người dân, doanh nghiệp, ĐB Nguyễn Hữu Cầu (đoàn Nghệ An) nói ông đã phản ánh vấn đề này tại các kỳ họp trước và có lúc đã đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành đuổi việc những người này nhưng thấy “khó khăn quá”. 

Thừa nhận rất ít nơi xây dựng được tiêu chí đánh giá, phân loại công chức, viên chức, Bộ trưởng Nội vụ nêu thực tế: “Đánh giá cán bộ gì mà đến mức không tìm ra được người để tinh giản biên chế? Trong khi đó dư luận xã hội cho rằng chỉ có 30% cán bộ làm được việc, mà tại sao không tìm ra người để tinh giản”.

Chỉ đạo mạnh mẽ của Thủ tướng

Nhằm góp phần hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ CBCCVC, từ năm 2012, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, với mục tiêu xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả. 

Bên cạnh đó, còn có không ít các quy định khác được quy định tại các đạo luật liên quan. Thế nhưng thời gian qua, việc vi phạm vẫn liên tiếp diễn ra. Nguyên nhân có nhiều: Do chế tài chưa đủ sức răn đe, hoặc khi xử lý còn nể nang, né tránh, muốn xử lý nội bộ để bao che cho cấp dưới... Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, thực hiện hay không, điều cốt yếu không phụ thuộc nhiều vào các quy định pháp luật cũng như nội quy, quy định các bộ, ngành, đơn vị; mà phụ thuộc vào ý thức của mỗi CBCCVC. Vì thế khó khăn lớn bậc nhất là thay đổi nhận thức trong đội ngũ này. 

Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, để góp phần xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động thì việc hình thành và nâng cao văn hóa công vụ là nhiệm vụ thường xuyên, mang tính lâu dài của các cấp, các ngành. Trên tinh thần ấy, thời gian gần đây Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 1847/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ và Quyết định số 733/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “CBCCVC thi đua thực hiện văn hóa công sở” giai đoạn 2019 – 2025. 

Thủ tướng  yêu cầu CBCCVC “không được gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc của cơ quan, tổ chức và người dân; không thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của người dân”. Trong giao tiếp, ứng xử với người dân, CBCCVC phải “tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân”.

Để đảm bảo cho các Quyết định trên đi vào cuộc sống, ngày 22/4/2019, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 10/CT-TTg về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. 

Tinh thần nhấn mạnh của Chỉ thị là cương quyết xử lý nghiêm những CBCCVC có hành vi tiêu cực, tham nhũng, đưa ra khỏi bộ máy của Đảng và Nhà nước. Không xử lý hành chính mà phải xử lý hình sự nghiêm minh đối với hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà với người dân, doanh nghiệp đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật.

Những cán bộ, chiến sĩ công an vui vẻ, niềm nở tiếp dân
Những cán bộ, chiến sĩ công an vui vẻ, niềm nở tiếp dân 

“Không xứng đáng thì thôi, không sợ thiếu cán bộ” 

Dư luận tin tưởng các Đề án và Kế hoạch này sẽ là công cụ đắc lực khắc phục được những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ công. Và trên thực tế, sau khi các Quyết định 1847 và 733 được ban hành, các bộ, ngành, địa phương đã có bước chuyển tích cực trong thực thi và nâng cao văn hóa công vụ. 

Chia sẻ với báo chí, ông Vương Minh Đức, Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hoà Bình cho biết, biểu hiện thay đổi rõ nhất của đơn vị này là tác phong giao tiếp và tác phong phục vụ người dân khi đến giải quyết thủ tục hành chính. Hiện thủ tục hành chính tại đây đều giải quyết đúng và sớm hạn trên 90%, giải quyết quá hạn chưa đến 1% do một số nguyên nhân khách quan. 

Đối với Hà Nội, sau khi UBND TP triển khai hai quy tắc ứng xử trong đời sống, những phàn nàn về thái độ phục vụ của đội ngũ “công bộc” trong các cơ quan, đơn vị hành chính Thủ đô đã giảm đáng kể. Tại những đơn vị từng xảy ra tình trạng cán bộ có hành vi không đúng chuẩn mực với dân, việc thực hiện Đề án Văn hóa công vụ càng được đặc biệt quan tâm.

Những điểm sáng trên mới chỉ là kết quả bước đầu. Để văn hóa công vụ đi vào nền nếp còn nhiều gian nan và không ít tồn tại cần khắc phục. Nhìn nhận rõ vấn đề này, phát biểu tại hội nghị triển khai Đề án Văn hóa công vụ, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị cần làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, quan trọng là có sự phối hợp nhịp nhàng để không trùng lắp, không bỏ sót. 

Đặc biệt, Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đang đến gần, đây là cơ hội để tuyển chọn những người đủ đức, đủ tài gánh vác trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao phó; kiên quyết nói không với những nhân sự thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của người dân. Như nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Đại hội là một dịp để sàng lọc cán bộ. Ai xứng đáng thì làm, không xứng đáng thì thôi, không sợ thiếu cán bộ. Không thiếu gì những người tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, mạnh mẽ làm, làm để giữ uy tín chứ không sợ mất uy tín, càng che giấu càng mất uy tín”.  

Chấm dứt cảnh CBCCVC chây ỳ, ngại đổi mới

Một trong những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức vừa được Quốc hội thông qua là từ thời điểm luật có hiệu lực 1/7/2020, tất cả các trường hợp viên chức được tuyển dụng mới sẽ ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn, bỏ chế độ biên chế suốt đời đối với viên chức.

Điểm mới này được kỳ vọng sẽ buộc đội ngũ viên chức phải luôn nỗ lực, phấn đấu trong công việc nếu không muốn bị đào thải. Đồng thời, hạn chế được tình trạng trì trệ, ỷ lại trong đội ngũ viên chức, chấm dứt cảnh công chức, viên chức chây ỳ, ngại đổi mới.

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.