Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách - Cái nhìn của “người trong cuộc”

Thực tiễn hoạt động của NHCSXH đang minh chứng cho sự phát triển vững mạnh và hoạt động ngày càng có hiệu quả của kênh tín dụng chính sách đặc thù ở Việt Nam
Thực tiễn hoạt động của NHCSXH đang minh chứng cho sự phát triển vững mạnh và hoạt động ngày càng có hiệu quả của kênh tín dụng chính sách đặc thù ở Việt Nam
(PLO) - 15 năm qua, thực tiễn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã và đang minh chứng cho sự phát triển vững mạnh và hoạt động ngày càng có hiệu quả của kênh tín dụng chính sách đặc thù ở Việt Nam. Làm thế nào để tín dụng chính sách ngày càng phát huy hiệu quả là quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là những người đang từng ngày góp phần đưa đồng vốn chính sách tới người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Khẳng định hiệu quả của kênh tín dụng chính sách đặc thù

Tính đến hết ngày 31/8/2017, trong gần 15 năm qua đã có trên 30 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH, góp phần giúp trên 4,5 triệu hộ thoát nghèo. Cũng từ nguồn vốn này, đã thu hút, tạo việc làm cho gần 3,5 triệu lao động được tạo việc làm, trong đó có hơn 111 nghìn lao động thuộc hộ nghèo và gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài; trên 3,5 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 10 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; gần 105 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ Đồng bằng sông Cửu Long, gần 520 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách; trên 11 nghìn căn nhà phòng tránh bão, lụt. Tổng dư nợ của NHCSXH đạt 167.047 tỷ đồng, gấp 23 lần so với thời điểm nhận bàn giao. Tỷ lệ nợ quá hạn của NHCSXH là 0,43%/tổng dư nợ.

“Trải qua 15 năm xây dựng - phát triển, đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, chung sức chung lòng, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, phát huy vai trò là đòn bẩy kinh tế quan trọng của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách khác có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” — ông Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc NHCSXH cho biết. Thực tiễn hoạt động của NHCSXH đã và đang minh chứng cho sự phát triển vững mạnh và hoạt động ngày càng có hiệu quả của kênh tín dụng chính sách đặc thù ở Việt Nam.

Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước — nhận định, với mô hình hoạt động ưu việt, hiệu quả của NHCSXH, các chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Nhà nước đã được truyền tải một cách kịp thời tới các đối tượng thụ hưởng, góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi ở nông thôn, thay đổi cơ bản nhận thức của người nghèo về ý thức tiết kiệm, tạo lập nguồn vốn tự có và tích lũy cho tương lai, hoàn thành mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững qua các thời kỳ.

Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới Nhận định về tác dụng của tín dụng chính sách đối với bà con dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, ông Đỗ Văn Chiến - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - cho rằng, việc cho vay vốn chính sách thông qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn được quản lý bởi các hội, đoàn thể nhận ủy thác không chỉ là hoạt động tín dụng, mà còn giải quyết hai vấn đề: một là nâng cao chất lượng hoạt động của hội đoàn thể, hai là đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời xóa các hoạt động vay vốn không lành mạnh trên địa bàn.

“Kể từ khi trở thành nước có thu nhập trung bình, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã chậm lại, đồng nghĩa với việc thu nhập của một bộ phận người dân sẽ ít được cải thiện hơn và người nghèo là nhóm dễ bị tổn thương hơn cả. Tốc độ giảm nghèo của Việt Nam đã chậm dần, công tác giảm nghèo ngày sẽ trở nên ngày một tốn kém hơn, đòi hỏi phải có nguồn lực dồi dào hơn cho công tác giảm nghèo. 

Ngoài ra, theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 — 2020, giảm nghèo không chỉ là lo cho người nghèo về thu nhập mà còn phải tạo cơ hội cho họ tiếp cận các dịch vụ tối thiểu, nâng cao mức sống toàn diện cho người dân. Những vấn đề trên đặt ra nhiều thách thức cho NHCSXH trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của ngân hàng là phát triển ngân hàng theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước, tạo bước đột phá trong giảm nghèo” — ông Đào Minh Tú nói.

“Có thể nói, NHCSXH là đơn vị duy nhất hoạt động theo cơ chế hành chính nhưng đạt hiệu quả rất tốt” — ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận định. Ông Bùi Sỹ Lợi cũng cho rằng, nếu tiếp tục đi theo con đường cũ 15 năm qua, hiệu quả vẫn có nhưng sẽ chậm hơn, không bền vững, vì vậy, cần phải nghĩ phương sách, cách thức quản lý, sử dụng vốn chính sách mới tốt hơn.

* Ông Đỗ Văn Chiến - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc:

Vốn chính sách tăng cường niềm tin của bà con dân tộc thiểu số đối với Đảng và Nhà nước

Trong 15 năm qua, NHCSXH đã có những đóng góp đáng kể tạo sinh kế nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Tính đến 31/7/2017 đã có 349 nghìn lượt hộ dân tộc thiểu số vay vốn với số dư nợ hiện khoảng gần 3.000 tỷ đồng, lãi suất vay thấp chỉ bằng 50% lãi suất vay của hộ nghèo. Thời gian vay khá hợp lý với chu kỳ sản xuất cây con, do vậy đồng bào ta đã sử dụng vốn có hiệu quả, trả được nợ.

Việc vay vốn của NHCSXH để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống góp phần giúp cho bà con dân tộc thiểu số làm quen với cách tính toán, thu xếp, khắc phục dần tư tưởng trông chờ ỷ lại. Vay vốn của NHCSXH với thủ tục khá đơn giản, chủ yếu thông qua Tổ tiết kiệm vay vốn và các tổ chức chính trị - xã hội được đông đảo bà con dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn rất là hoan nghênh. Hiệu quả nhìn thấy là hàng năm ở vùng này, bà con dân tộc thiểu số giảm 3 — 4% hộ nghèo và thoát nghèo bền vững. Cùng với việc giải quyết các vấn đề kinh tế thì đồng vốn chính sách góp phần tăng cường niềm tin tưởng của bà con dân tộc thiểu số đối với Đảng và Nhà nước, góp phần vào ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới.

* Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Cần củng cố và hoàn thiện thêm phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách

Trong thời gian tới, cần củng cố và hoàn thiện thêm một bước phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách và mô hình tổ chức thực hiện tín dụng chính sách, đồng thời đánh giá lại hiệu quả của các chương trình tín dụng chính sách hiện nay để có định hướng thực hiện trong thời gian tới theo hướng kết thúc những chương trình đạt hiệu quả thấp và tập trung cho vay các chương trình đạt hiệu quả cao, có nhiều đối tượng thụ hưởng, tránh cho vay dàn trải trong điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn và chuẩn nghèo ngày càng toàn diện.

* Bà Trần Thị Thu Hà - Phó Trưởng ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam:

Vốn đi cùng kỹ năng để tăng hiệu quả tín dụng chính sách

Chúng tôi xác định rằng, vốn đi cùng kỹ năng, kiến thức, có sức lao động; vốn phải đến với người thực sự mong muốn phát triển kinh tế; vốn đến nơi nào làm ra được các mô hình, sử dụng đúng mục đích. Để làm được điều đó, chúng tôi chỉ đạo các giải pháp phải được thực hiện đồng bộ, như: đào tạo nghề phải gắn với việc làm, đào tạo nghề phải xây dựng các mô hình tập hợp chị em đến với nhau, cùng tác động, giúp đỡ lẫn nhau, trong tổ nhóm đó có cả các chị em thuộc đối tượng giàu, trung bình và nghèo. Chúng tôi giúp các chị em khởi sự doanh nghiệp, phát triển kinh tế, đến là để học hỏi từng mô hình, cách làm, khơi gợi sự hỗ trợ từ cộng đồng xã hội, trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp lớn để hỗ trợ chị em phụ nữ. Kết hợp các khoản vốn vay với kỹ năng được đào tạo, chị em phụ nữ đạt được kết quả tốt trong sử dụng đồng vốn tín dụng chính sách.

* Ông Hoàng Tùng Lâm - Phó Trưởng ban Kinh tế, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam:

Tín dụng chính sách giúp chia sẻ tình đồng chí đồng đội, gắn kết tình làng nghĩa xóm

Việc sử dụng vốn chính sách góp phần xây dựng củng cố hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng hội trong sạch, vững mạnh. Nguyên nhân là khi tổ chức thực hiện, chúng tôi phải tổ chức các Tổ tiết kiệm và vay vốn. Tổ đấy chính là cộng đồng dân cư, bao gồm cả hội viên, cả dân cư trong khu vực trở thành một nhóm thống nhất cùng hoạt động, chia sẻ, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy chính quyền, sự quản lý của tổ chức hội gắn vào từng thôn bản. Hội viên của mỗi tổ rất đông, thấp nhất là 35 tổ viên, cao có thể là 55 - 60 tổ viên cùng bàn cách làm ăn, sử dụng vốn hiệu quả, quản lý vốn, cách tổ chức sản xuất kinh doanh. Chính hoạt động tổ này tạo được keo gắn kết giữa hội viên với hội, đoàn kết, hỗ trợ chia sẻ tình đồng chí đồng đội, tình làng nghĩa xóm và cộng đồng dân cư.

Chúng tôi cũng thường nhắc hội viên rằng, ưu đãi lãi suất chỉ là một. Những ưu đãi khác mới đáng quan tâm: Thứ nhất là được tiếp cận vốn một các dễ dàng nhất, công khai, minh bạch; Thứ hai là không phải thế chấp; Thứ ba là được hướng dẫn chỉ bảo vốn hiệu quả, nếu chẳng may có trục trặc trong quá trình sử dụng vốn lại được xem xét miễn giảm, khoanh nợ, gia hạn nợ, cao hơn nữa là xóa nợ. Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà lại hiệu quả cao, NHCSXH thực sự là ngân hàng hết sức đặc thù mà chỉ chúng ta thực hiện được.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy được hộ kinh doanh cá thể thành DN sẽ phát huy được sức mạnh khu vực KTTN. (Ảnh minh họa: laodong.vn)

Phát triển kinh tế tư nhân từ nâng cấp khu vực phi chính thức

(PLVN) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (hiện là Cục Thống kê thuộc Bộ Tài chính), khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) trong nước hiện đóng góp xấp xỉ 50% GDP. Trong đó, bộ phận doanh nghiệp đăng ký chính thức đóng góp hơn 10% GDP và khu vực hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất nông nghiệp, trang trại và các cơ sở kinh tế, cá nhân kinh doanh khác chiếm khoảng 40% GDP. Do đó, để phát triển KTTN cần nâng cấp khu vực phi chính thức.

Đọc thêm

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?

Tàu bay bảo dưỡng tại 1 hangar của Vietnam Airlines.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.

Để nền nông nghiệp phát triển bền vững

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã khẳng định vị thế trên thế giới và đang hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, hiện đại, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội thảo quốc tế AEP 2025: GS Võ Xuân Vinh chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam

GS.TS Võ Xuân Vinh tại Hội thảo. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế AEP (Asian Economic Panel - Hiệp hội Kinh tế châu Á) vừa được tổ chức tại Đại học Hạ Môn, TP Hạ Môn, Trung Quốc từ 26 - 27/3, quy tụ nhiều nhà khoa học. GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (UEH) đã tham dự và có những đóng góp quan trọng trong các phiên thảo luận, tọa đàm chuyên sâu.

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm cùng Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương cùng Đoàn công tác thăm IAEA. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.

Doanh nghiệp góp sức “xanh hóa” nền kinh tế: Kỳ 2 - Chuyển đổi xanh bắt đầu từ chuyển đổi năng lượng

Robot nâng hạ giúp Nutricare tiết kiệm sản lượng điện rất lớn hàng năm.
(PLVN) -  Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, chuyển đổi xanh (CĐX) sẽ bao gồm nhiều khâu, bắt đầu từ điều chỉnh về mặt công nghệ, nguyên liệu đầu vào, quá trình vận hành, quá trình thu mua, thu gom. Riêng vấn đề năng lượng được tách thành một bài toán riêng. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc sử dụng năng lượng trong quá trình CĐX.

SBIC: Từ tàu biển tới giấc mơ những đoàn tàu 'xé gió'...

Nhu cầu toa xe đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị là một thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
(PLVN) - Với gần 1 vạn lao động, cùng hệ thống nhà xưởng và nhiều tiêu chuẩn cơ khí quốc tế đã đạt được..., TS.Phạm Hoài Chung - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) mạnh dạn nói về khả năng “chạm tay” vào thị trường chế tạo cơ khí trị giá hàng chục tỉ USD khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hay tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chính thức được khởi động.

Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh: Hướng đến mục tiêu trung tâm đa chức năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác làm việc tại Khu CNC TP HCM. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Hôm qua (24/3), Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội đã làm việc, khảo sát thực tế tại Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) nhằm phục vụ công tác thẩm tra dự án Luật KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST).

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT từ 01/7/2025 đến 31/12/2026

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Nếu được thông qua, chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Tổng Thư ký VASEP: Để kinh tế tư nhân 'bứt phá' cần một cuộc 'khoán 10' mới

Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).
(PLVN) -  Để kinh tế tư nhân thực sự trở thành trụ cột phát triển đất nước, cần một cuộc cải cách chính sách sâu rộng như tinh thần “khoán 10” trong nông nghiệp trước đây – đó là thông điệp được ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký VASEP, đưa ra tại cuộc họp góp ý Đề án Phát triển Kinh tế Tư nhân do Cục Phát triển doanh nghiệp Tư nhân và Kinh tế tập thể (Bộ Tài chính) tổ chức vừa qua.