Diễn đàn 'Kinh doanh và Pháp luật năm 2024'

Nâng cao chất lượng đội ngũ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quang cảnh Hội thảo.
Quang cảnh Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 19/7, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa đồng chủ trì Hội thảo.

Phát biểu dẫn đề Hội thảo, Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa nêu rõ, Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 quy định hỗ trợ pháp lý là một trong 08 nội dung hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định 55/2019/NĐ-CP của chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đã xây dựng đội ngũ tư vấn viên pháp luật (TVVPL) và trách nhiệm đội ngũ TVVPL là bảo đảm các điều kiện hành nghề tư vấn pháp luật và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật liên quan đến tư vấn viên pháp luật.

Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa phát biểu đề dẫn

Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa phát biểu đề dẫn

Ở Việt Nam, tính đến nay, cả nước có khoảng gần 900 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đến hơn 97%. Nhu cầu hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp là rất lớn, tuy nhiên, theo số liệu thống kê, tính đến ngày 30/6/2024 thì cả nước có 18.200 luật sư; 5.400 tổ chức hành nghề luật sư; khoảng 200 trung tâm tư vấn pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có Bộ Tư pháp, Bộ Công thương đã thiết lập, phê duyệt danh sách tư vấn viên pháp luật, trong đó chủ yếu là các luật sư và tổ chức hành nghề luật sư (302 tư vấn viên pháp luật của Bộ Tư pháp và 02 tư vấn viên pháp luật của Bộ Công Thương). Có thể thấy với tỷ lệ chưa đến 1,3% số lượng luật sư, tổ chức hành nghề luật sư tham gia vào mạng lưới tư vấn viên pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thì việc huy động mạng lưới này tham gia tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, để đáp ứng các nhu cầu cho doanh nghiệp là khó khả thi và khó bảo đảm chất lượng.

LS Hoàng Ngọc Biên, Đoàn LS TP Hà Nội chia sẻ tại Hội thảo.

LS Hoàng Ngọc Biên, Đoàn LS TP Hà Nội chia sẻ tại Hội thảo.

Về thực trạng hoạt động đội ngũ tư vấn viên, LS Hoàng Ngọc Biên, Đoàn LS TP Hà Nội nêu rõ, trong những năm qua đội ngũ TVV hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hầu như không có khách hàng, khi xảy ra vấn đề pháp lý doanh nghiệp tìm đến luật sư là chủ yếu. Do đó, để phát huy hoạt động đội ngũ tư vấn viên cần có giải pháp căn cơ để khẳng định vị thế, vai trò của đội ngũ TTV; đồng thời cần công khai, công nhận đội ngũ chuyên gia tư vấn viên tại các bộ, ngành; cần có cơ chế riêng để đội ngũ tư vấn viên hoạt động hiệu quả.

Để phát huy vai trò đội ngũ TVVPL cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo LS Phạm Ngọc Hải, Hội Luật gia Việt Nam cần phải có phương thức liên kết đội ngũ TVVPL trên cả nước, đồng thời nên thống tập trung đầu mối quản lý đội ngũ TVVPL; phải có giải pháp cụ thể đưa Nghị định 55/2019/NĐ-CP vào cuộc sống.

LS Nguyễn Duy Lãm, Chủ nhiệm CLB Pháp chế doanh nghiệp phát biểu.

LS Nguyễn Duy Lãm, Chủ nhiệm CLB Pháp chế doanh nghiệp phát biểu.

Theo LS Nguyễn Duy Lãm, Chủ nhiệm CLB Pháp chế doanh nghiệp phải có quy trình đăng ký, công nhận, công bố danh sách các TVVPL đủ điều kiện tham gia mạng lưới TVVPL cho doanh nghiệp; phân cấp quản lý đối với đội ngũ TVVPL. Về nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/2019/NĐ-CP, LS Nguyễn Duy Lãm cho rằng cần bổ sung đối tượng được ưu tiên trợ giúp pháp lý như: doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp nằm trong khu vực vùng sâu, vùng xa...; thay đổi quy định các định mức chi phí tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp hơn; rút ngắn thời gian xử lý yêu cầu trợ giúp pháp lý của doanh nghiệp; xem xét, đơn giản hóa quá trình xử lý thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

Tại Hội thảo, đa số các đại biểu cho rằng, mặc dù hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là một chính sách có ý nghĩa quan trọng đối với lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên, hiện nay hoạt động tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của mạng lưới TVVPL hiện nay còn mang tính hình thức, chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy được đội ngũ luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, trung tâm tư vấn pháp luật trong hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp.

Các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo

Các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo

Để phát huy vai trò đội ngũ TVVPL, các đại biểu cho rằng cần phải tạo điều kiện thuận lợi trong quy định về thủ tục, hồ sơ thực hiện thanh toán chi phí tư vấn pháp lý; mở rộng, tạo điều kiện về đối tượng, yêu cầu tham gia đội ngũ TVVPL; quy định, hướng dẫn cụ thể cơ chế kiểm soát, kiểm duyệt văn bản tư vấn pháp luật của TVVPL, cơ chế, chính sách về thù lao, khen thưởng động viên, khích lệ sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của mạng lưới TVVPL, nhất là quy định đặc thù cho việc xây dựng, phát triển tư vấn viên pháp luật tại các địa phương, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc kết luận Hội thảo

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc kết luận Hội thảo

Phát biểu kết luận Hội thảo, Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc nêu rõ, Ban Tổ chức sẽ tiếp thu, tổng hợp các ý kiến báo cáo các cấp lãnh đạo. Cục trưởng Cục PBGDPL cho biết thêm, hiện nay Cục đang tiến hành tổng kết, đánh giá Nghị định 55, Cục trưởng mong muốn thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành của các chuyên gia, tư vấn viên, các doanh nghiệp trong công cuộc thiết kế lại nội dung thiết chế bảo đảm sự phù hợp, đi vào cuộc sống.

Đọc thêm

Ông Nguyễn Xuân Kỳ làm Chánh án TAND TP Hà Nội

Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm chức vụ Chánh án TAND TP Hà Nội đối với thẩm phán Nguyễn Xuân Kỳ, Thẩm phán cao cấp, Chánh Văn phòng TAND tối cao.
(PLVN) - Ngày 01/10, TAND tối cao tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm chức vụ Chánh án TAND TP Hà Nội đối với thẩm phán Nguyễn Xuân Kỳ, Thẩm phán cao cấp, Chánh Văn phòng TAND tối cao. Tham dự buổi Lễ có Chánh án TAND tối cao Lê Minh Trí.

Diễn đàn 'Kinh doanh và Pháp luật năm 2024': Tập trung vào nhiều vấn đề 'nóng' trong lĩnh vực thuế, đầu tư

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì cuộc họp Ban Tổ chức Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật năm 2024”.
(PLVN) - Dự kiến vào ngày 9/10/2024 tại Hà Nội, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trung ương sẽ tổ chức Diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật năm 2024”. Đây là hoạt động ý nghĩa gắn kết cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp, góp phần minh bạch hóa những vấn đề liên quan đến thể chế mà doanh nghiệp đang phải đối mặt.

Đưa quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp với Mông Cổ bước sang một giai đoạn mới

Đưa quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp với Mông Cổ bước sang một giai đoạn mới
(PLVN) - Triển khai đường lối đối ngoại của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ, trong thời gian từ ngày 30/9 - 1/10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ. Đồng chí Nguyễn Hải Ninh, ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp vinh dự tham gia Đoàn với tư cách Thành viên chính thức.

Đoàn Luật sư TP Hà Nội tiếp tục tổ chức “Phiên tòa giả định”, tuyên truyền pháp luật tại trường học

Toàn cảnh chương trình.
(PLVN) - Ngày 30/9, Đoàn Luật sư TP Hà Nội phối hợp với Trường THCS Nhân Chính (quận Thanh Xuân, Hà Nội) tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật với mô hình “Phiên tòa giả định” về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” cho toàn thể học sinh tại Trường này.

Lai Châu có tân Phó Giám đốc Sở Tư pháp

Lai Châu có tân Phó Giám đốc Sở Tư pháp
(PLVN) -  UBND tỉnh Lai Châu vừa điều động và bổ nhiệm bà Phạm Thị Xim - Trưởng phòng Xây dựng Kiểm tra và Thi hành pháp luật (Sở Tư pháp) giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Lai Châu.

Đại hội Chi hội Luật gia Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2024-2029

Ban Chấp hành Chi hội Luật gia Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2024-2029 ra mắt Đại hội.
(PLVN) -Sáng 30/9, Chi hội Luật gia Bộ Tư pháp tổ chức Đại hội đại biểu Chi hội Luật gia Bộ Tư pháp nhiệm kỳ 2024 – 2029 với sự tham dự 72 đại biểu. Tham dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp Nguyễn Kim Tinh.

Xét xử ngư phủ trốn ra nước ngoài đánh bắt thủy sản trái phép

Xét xử ngư phủ trốn ra nước ngoài đánh bắt thủy sản trái phép
(PLVN) - Ông Phạm Quốc Sử - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau (Tổ trưởng Tổ xử lý vi phạm của Ban chỉ đạo IUU) thông tin, các cơ quan chức năng tỉnh này đã hoàn tất hồ sơ vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép” để đưa ra xét xử lưu động tại UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời vào ngày 30/9/2024.

Chị Nguyễn Thị Hương: Nữ cán bộ Tư pháp trẻ đam mê công việc

Chị Nguyễn Thị Hương: Nữ cán bộ Tư pháp trẻ đam mê công việc
(PLVN) - Về xã Thanh Trù, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, nhắc đến chị Nguyễn Thị Hương, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch thì ai cũng biết. Mọi người khen ngợi chị là một cán bộ năng nổ, nhiệt tình, đặt trách nhiệm công việc lên trên hết. Bằng kiến thức pháp lý sẵn có, kết hợp với khả năng tuyên truyền khéo léo, hợp lí hợp tình, chị đã góp phần đưa công tác Tư pháp của địa phương hoạt động hiệu quả, được nhân dân tin tưởng, nhận nhiều giấy khen của cấp trên.

Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật thương mại: Nhiều vấn đề cần xem xét trong quy định về cạnh tranh

Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật thương mại: Nhiều vấn đề cần xem xét trong quy định về cạnh tranh
(PLVN) -Dự thảo Nghị định 51 về giao dịch hàng hoá qua Sở Giao dịch Hàng hoá đang được Bộ Công thương lấy ý kiến góp ý có những nội dung quy định ngoài phạm vi thẩm quyền được giao. Dự thảo Nghị định đặt ra nhiều Điều, khoản điều chỉnh khía cạnh tranh, chống độc quyền; sử dụng những từ ngữ, khái niệm phổ biến của Luật Cạnh tranh năm 2018, tạo cảm giác đây là dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Cạnh tranh, không phải là Nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại.