Nâng cao chất lượng đặt, đổi tên đường phố ở Hà Nội

(PLO) - Sáng ngày 5/11, Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội đã tổ chức hội nghị “Nâng cao chất lượng công tác đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn TP Hà Nội”.  
Bên cạnh việc đánh giá cao vai trò của tên đường, tên phố và công trình công cộng đối với đô thị, ông Trương Minh Tiến - Phó Giám đốc Sở cũng thừa nhận đến nay vẫn còn một số vấn đề chưa hợp lý, bất cập, thiếu đồng bộ, nhất là trong việc xây dựng quy hoạch mang tính định hướng về quỹ đường, quỹ tên để đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố.
Việc đặt tên đường phố theo hai vị vua nhà Mạc gần đây gây xôn xao dư luận do thiếu thông tin chính xác
Việc đặt tên đường phố theo hai vị vua nhà Mạc gần đây
gây xôn xao dư luận do thiếu thông tin chính xác 
Tên đại tướng đặt cho một… ngách phố
Tham dự hội thảo, TS Phạm Quốc Quân - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho biết nhìn tổng thể, bức tranh đặt tên, đổi tên đường phố Hà Nội trong những năm gần đây có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù vô cùng phức tạp của công tác này của thủ đô Hà Nội nên cũng còn nhiều vấn đề bất cập. Một trong những bất cập lớn nhất trong công tác này của Hà Nội là vấn đề dự báo và quy hoạch. 
“Dường như chúng ta còn bị động và thường xử lý tình huống trong nhiều trường hợp, từ đó dẫn đến việc thiếu tính hệ thống. Do thiếu dự báo nên thời gian chuẩn bị cho tên đường, tên phố đôi lúc không được thấu đáo, khi mà công tác nghiên cứu, khảo sát, điều tra chưa được bao nhiêu” – ông Quân nhấn mạnh. Ông Quân cũng nêu ví dụ việc đặt tên đường phố theo hai vị vua nhà Mạc gần đây gây xôn xao dư luận do thiếu thông tin chính xác. 
Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Đăng Nhật - nguyên Viện trưởng Viện Sử học cho biết, thực tế hiện nay các công trình công cộng nhiều nhưng tìm tên danh nhân, lịch sử lại không dễ, nhiều tên đường phố chưa được đặt đúng vị thế của nhân vật, ví dụ như đường quá nhỏ, thậm chí chỉ là một ngách nhưng lại được đặt tên cho một danh tướng nổi tiếng, chẳng hạn như danh nhân Nguyễn Trung Ngạn - một đại thần nổi tiếng của nhà Trần cùng thời Trần Quang Khải, Mạc Đĩnh Chi, Trương Hán Siêu… nhưng phố mang tên ông ở quận Hai Bà Trưng chỉ là một ngõ nhỏ từ phố Nguyễn Công Trứ (số nhà 18 rẽ vào) dài 46m, rộng 3m. 
Bên cạnh đó lại có nhiều đường phố đặt tên danh nhân không thật sự điển hình nên nhân dân không biết là ai, ở thời nào, có công trạng gì…  Chưa kể tình trạng lộn xộn, thiếu nhất quán trong việc đặt tên đường, phố và các công trình công cộng ở Hà Nội còn khá phổ biến. 
Đặt tên sao cho hợp tình, hợp lý?
Bàn về giải pháp quy hoạch đường sao cho phù hợp,  Đại tá, PGS.TS Dương Hồng Anh - Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam bày tỏ quan điểm trong điều kiện hội nhập, đổi mới và phát triển, việc sử dụng tên nhân vật cần mở rộng đối tượng, phạm vi, không nên chỉ giới hạn các anh hùng, danh nhân văn hóa, nghệ sĩ mà cần mở rộng đến các đối tượng khác, đặc biệt là các doanh nhân. 
Về việc đặt tên danh nhân trong thời gian gần đây, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao (VH-TT) Hà Nội Trương Minh Tiến thừa nhận đây là việc khó. “Trước đây danh nhân nổi tiếng dồi dào, gần đây cạn dần” - ông Tiến cho hay.
Nói về giải pháp quy hoạch trước mắt, PGS.TS Nguyễn Đăng Nhật cho rằng, việc đặt tên đường phố cũng như các công trình công cộng trên địa bàn Hà Nội cần căn cứ vào các tiêu chí và ưu tiên thứ tự như: thứ nhất, đặt tên địa danh vốn có của địa phương, được nhân dân thường gọi; thứ hai đặt tên các danh nhân (nhân vật lịch sử-văn hóa) người địa phương hoặc sự kiện diễn ra ở địa phương dự định đặt tên; thứ ba, đặt tên các nhân vật, sự kiện có liên quan gần nhau; thứ tư, tại các khu đô thị, đặt tên đường nên lấy tên đô thị làm gốc, sau đó là các con số thứ tự, ví dụ Xa La 1, Xa La 2, Xa La 3...; thứ năm, tên đường giao thông nông thôn nên ưu tiên lấy tên địa danh của vùng đất đó. 
PGS.TS Nhật cũng đề xuất khi đặt tên đường cũng nên có biển giải thích tên gọi, ví dụ như giải thích tên gọi, năm sinh, năm mất và công trạng của danh nhân được đặt tên đường để nhân dân hiểu rõ hơn…
Tổng hợp các quan điểm tại hội thảo có thể thấy để đặt, đổi tên đường phố một cách hợp tình, hợp lý, khoa học thì cùng với việc tiếp nhận đề nghị của các cơ quan, địa phương, Sở VH-TT phải chuẩn bị một ngân hàng dữ liệu tên và chia (sắp xếp) theo loại hình: địa danh, nhân vật, sự kiện..., đồng thời lập sơ đồ và lên danh mục các đường, phố, công trình công cộng cần đặt tên. 
Muốn có một ngân hàng dữ liệu này, Sở cần xin ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức như Hội Khoa học Lịch sử, Hội Văn học nghệ thuật, Viện Sử học, Viện Văn học, Viện Nghiên cứu văn hóa... Và việc lập ngân hàng dữ liệu tên đường, phố và các công trình công cộng phải được coi như là đề tài khoa học thường niên của Sở VH –TT. 
Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, GS Phan Huy Lê cho rằng việc trùng tên phố ở Hà Nội và Hà Đông cũng là một vấn đề cần phải giải quyết trước mắt. Việc trùng tên hiện nay đang khó khắc phục được với các địa bàn riêng, chính quyền riêng. Ngay cả việc sau đó thay đổi hộ khẩu, chứng minh nhân dân cũng là một vấn đề nan giải. Việc đặt lại rất khó khăn, do đó trước hết phải xây dựng ngân hàng tên tuổi rồi sẽ sàng lọc, thẩm định. 
lĐối với những người có công danh, công trạng vừa qua đời, theo các chuyên gia  nên có sự nghiên cứu rõ ràng, minh bạch rồi mới quyết định phân bổ theo tuyến đường “tỉ lệ thuận” với công trạng. 

Tin cùng chuyên mục

Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong Quý I/2024

Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong Quý I/2024

(PLVN) - Dựa trên những kết quả đã đạt được năm 2023 và căn cứ yêu cầu thực tiễn đối với tình hình mới của năm 2024, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đề ra trong những tháng đầu năm 2024.

Đọc thêm

Bổ sung biển báo, biển chỉ dẫn giao thông tại TP Lào Cai

Bổ sung biển báo, biển chỉ dẫn giao thông tại TP Lào Cai
(PLVN) - Nhằm đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người và phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là giúp khách du lịch tránh khỏi những tình huống vi phạm khi tham gia giao thông, Công an thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) phối hợp với UBND thành phố và đơn vị quản lý đường bộ bổ sung các biển báo trên một số tuyến đường trên địa bàn thành phố Lào Cai.

Hà Nội: Thông báo các điểm tập kết, trông giữ phương tiện phục vụ nhân dân vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội: Thông báo các điểm tập kết, trông giữ phương tiện phục vụ nhân dân vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng ngừa ùn tắc, phục vụ Nhân dân và du khách đến thăm, viếng tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các di tích lân cận, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan thống nhất tổ chức 05 địa điểm tập kết, trông giữ phương tiện.

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.