Nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở

Cảnh Hội thảo.
Cảnh Hội thảo.
(PLVN) - Sáng 21/11, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật – Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Đánh giá 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở. Đồng chủ trì Hội thảo là Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Ngô Quỳnh Hoa.

Tham dự Hội thảo là các chuyên gia, đại diện đến từ Bộ Tư pháp, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt, Hội luật gia, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đại diện một số Sở Tư pháp… và các hòa giải viên ở Hà Nội.

Phát biểu khai mạc, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Ngô Quỳnh Hoa cho biết, qua báo cáo của các đơn vị, địa phương, qua các cuộc kiểm tra, Hội thảo, Tọa đàm, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật thấy sau 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, ngoài những thành tựu đã đạt được, còn một số vướng mắc, cần có giải pháp, định hướng triển khai để nâng cao hiệu quả của công tác này.

Đồng chủ trì Hội thảo là Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Ngô Quỳnh Hoa.

Đồng chủ trì Hội thảo là Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Ngô Quỳnh Hoa.

Công tác hòa giải đóng vai trò to lớn trong việc đảm bảo ninh trật tự, sự bình yên trong mỗi gia đình, thôn xóm, địa phương, giảm thiểu công việc cho tòa án… Có được kết quả trên là nhờ các hòa giải viên ở cơ sở.

“Vừa qua, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi Toàn quốc lần thứ IV. Đây là diễn đàn để các hòa giải viên trong cả nước giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm của nhau, đồng thời là sự ghi nhận của xã hội đối với sự đóng góp của các hòa giải viên”, bà Ngô Quỳnh Hoa cho biết.

Ngoài những thành tựu đã được, công tác hòa giải ở cơ sở còn có một số khó khăn. Có địa phương chưa dành nhiều sự quan tâm tới công tác hòa giải ở cơ sở, điều này ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước, công tác tổ chức, triển khai thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở, ảnh hưởng tới việc tạo điều kiện đảm bảo hoạt động cho các tổ chức hòa giải về tập huấn, nâng cao kỹ năng, trang bị tài liệu cần thiết, kinh phí hoạt động…

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Ngô Quỳnh Hoa.

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Ngô Quỳnh Hoa.

Ngoài ra, vấn đề thể chế cũng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở. Hiện nay, việc hòa giải chủ yếu dựa trên vấn đề tình làng nghĩa xóm, đề cao đạo đức… trong khi hòa giải ở cơ sở là “thấu tình đạt lý”. Nguyên nhân do kiến thức pháp luật của một số tổ hòa giải chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, các điều kiện cho việc đảm bảo thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở cũng chưa được đảm bảo…

Theo Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội thảo là cơ hội để những người làm công tác quản lý nhà nước, đại diện các Sở tư pháp, chuyên gia, những người tham gia công tác hòa giải đưa ra ý kiến, đánh giá về thành tự đạt được, khó khăn vướng mắc sau 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở. Đồng thời đưa ra những giải pháp để khắc phục những khó khăn vướng mắc trên, để công tác hòa giải đạt được nhiều kết quả tích cực hơn nữa.

Đại diện Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đại diện Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tại Hội thảo, chuyên gia, đại diện một số đơn vị đề xuất tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế về hòa giải ở cơ sở và các văn bản pháp luật có liên quan; tập trung nghiên cứu sửa đổi các quy định về mô hình, cơ cấu tổ chức, cơ chế thành lập tổ hòa giải bảo đảm thuận lợi, chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn ở cơ sở; nghiên cứu, xem xét bổ sung quy định trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện của cán bộ, công chức và các cơ quan Nhà nước khi hòa giải viên muốn tìm hiểu, cung cấp thông tin liên quan để giải quyết vụ việc hòa giải; nghiên cứu đổi mới việc tổ chức thực hiện triển khai công tác hòa giải cơ sở.

Tại Hội thảo, một hòa giải viên làm công tác hòa giải hơn 10 năm cho rằng cần có tiêu chí về hòa giải viên. Theo đó, hòa giải viên cần phải am hiểu pháp luật, uy tín… Sau đó, vị này nêu ví dụ về một vụ hòa giải mà bản thân đã hòa giải thành.

Theo lời vị này, vụ việc đó đã đưa ra chính quyền 3 năm nhưng chính quyền không hòa giải được, nhưng khi đưa đến tay ông thì lại hòa giải thành. Bởi ông nghiên cứu kỹ hồ sơ, kiên trì tìm ra mâu thuẫn, nguyên nhân giữa hai bên để giải quyết. Sau đó, vị này đề nghị các cấp chính quyền nên quan tâm tới vấn đề nhân sự, tập huấn cho các hòa giải viên để nâng cao trình độ. Đồng thời quan tâm tới chế độ đãi ngộ đối với các hòa giải viên cơ sở.

Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc.

Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc.

Đại diện một số Sở Tư pháp đề nghị Bộ Tư pháp quan tâm tới biên chế, kinh phí cho công tác hòa giải; tập huấn kỹ năng cho các hòa giải viên; chia sẻ về mô hình hòa giải hay của địa phương…

Sau khi nghe ý kiến của các đơn vị, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc ghi nhận những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đại biểu. Bộ Tư pháp sẽ nghiên cứu, tiếp thu, để nâng cao hiệu quả của công tác này./.

Tin cùng chuyên mục

Luật sư Trương Quốc Hòe (đứng) tham gia bào chữa tại một phiên tòa.

Những lợi thế và thách thức khi xác lập về thể thức và hoạt động của luật sư công

(PLVN) - Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo giao cho Chính phủ chỉ đạo Bộ Tư pháp nghiên cứu hình thành những chế định, thiết chế về “Luật sư công” nhằm hướng đến vai trò đại diện, giúp chính quyền tại địa phương khi tham gia tố tụng. Liên quan đến vấn đề này, Th.S, luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng Văn phòng luật sư Interla, Đoàn luật sư TP Hà Nội đã có bài viết gửi tới PLVN.

Đọc thêm

“Bí quyết” gần dân của trinh sát chuyên “đánh án” ma tuý

Đại úy Nguyễn Đình Hiển, cán bộ Đội cảnh sát điều tra tội phạm (CSĐT TP) tội phạm về hình sự - kinh tế - ma tuý, Công an huyện Đắk G'long
(PLVN) - Không chỉ là người lính trinh sát bản lĩnh , Đại úy Nguyễn Đình Hiển, cán bộ Đội cảnh sát điều tra tội phạm (CSĐT TP) tội phạm về hình sự - kinh tế - ma tuý, Công an huyện Đắk G'long (t ỉnh Đắk Nông) còn là thủ lĩnh Đoàn thanh niên năng động, tận tình với công tác giáo dục, phổ biến pháp luật tới học sinh và người dân nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Triển khai tổ chức đại hội Đảng các cấp cần phù hợp với bối cảnh tinh gọn bộ máy

Đồng chí Lại Xuân Lâm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phát biểu chỉ đạo (ảnh quochoi.vn).
(PLVN) - Sáng 4/12, tại Hà Nội, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp trong Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng chí Lại Xuân Lâm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư tư vấn cho Chính phủ trong lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế

Ông Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).
(PLVN) - Trong bối cảnh gia tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp của các giao dịch cũng như tranh chấp thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế trong đó một bên là Chính phủ Việt Nam hoặc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, việc xây dựng đội ngũ luật sư tư vấn cho Chính phủ trong lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế là vô cùng cần thiết. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn ông Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

Hoàn thành vượt chỉ tiêu thi hành án tín dụng ngân hàng

Hoàn thành vượt chỉ tiêu thi hành án tín dụng ngân hàng
(PLVN) -Năm 2024, án tín dụng ngân hàng tăng nhanh (gần 7700 việc với trên 44 ngàn tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng, giá trị phải thi hành án lớn, khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, với sự nỗ lực rất lớn, kết quả thi hành án tín dụng ngân hàng đã hoàn thành vượt chỉ tiêu.

Luật sư công: Giải pháp tối ưu từ việc tận dụng nguồn lực sẵn có

Luật sư công: Giải pháp tối ưu từ việc tận dụng nguồn lực sẵn có
(PLVN) -Theo Luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch TAT Law Firm, trong bối cảnh nguồn lực hiện có của Việt Nam, giải pháp tận dụng đội ngũ hơn 20.000 luật sư hiện hành thông qua cơ chế trả công hoặc khuyến khích thiện nguyện không chỉ khả thi mà còn tiết kiệm và bền vững hơn, đảm bảo quyền tiếp cận công lý cho mọi người dân.

Trạm trưởng Biên phòng Võ Anh Tuấn và sứ mệnh giữ ải biên cương

Thiếu tá Võ Anh Tuấn – Trạm trưởng Trạm Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh).
(PLVN) -Vào những ngày cuối tháng 11 dương lịch năm 2024, khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, sau khi di chuyển quãng đường dài gần 100km, vượt qua nhiều đoạn đường quanh co khúc khuỷu, chúng tôi cũng đã có mặt tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) và được nghe câu chuyện về Thiếu tá Võ Anh Tuấn, một Trạm trưởng Biên phòng trẻ đầy nhiệt huyết. 

Phát triển thiết chế Luật sư công sẽ có nhiều lợi thế

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật (ngồi ngoài cùng bên trái) tham gia bào chữa tại một phiên tòa. Ảnh: NVCC
(PLVN) -Việt Nam cần thiết phải có thiết chế luật sư công hay không? Những ưu điểm, lợi thế khi phát triển thiết chế luật sư công là gì?... Xung quanh vấn đề này, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật - Giám đốc Công ty luật TNHH Đông Nam Á (SEALAW).

Mô hình luật sư nhà nước ở Trung Quốc kết hợp hiệu quả cơ chế hợp tác công - tư

Mô hình luật sư nhà nước ở Trung Quốc kết hợp hiệu quả cơ chế hợp tác công - tư
(PLVN) - Là nước láng giềng với Việt Nam, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư tư vấn cho Chính phủ về thương mại và đầu tư quốc tế từ khi mở cửa nền kinh tế, nhất là thực thi khá tốt chính sách hợp tác công - tư. Qua đó, giúp giải quyết tốt những vấn đề về thương mại và đầu tư quốc tế phát sinh.

Đề xuất nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trao Huân chương Lao động hạng nhì cho ông Nguyễn Văn Lộc, nguyên Cục trưởng Cục THADS tỉnh Bình Dương.
(PLVN) -Tại Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, thi hành án hành chính (THAHC) năm 2025 diễn ra vào ngày 2/12, nhiều ý kiến chia sẻ, đóng góp từ các đại biểu tham dự, đại diện Cục THADS một số địa phương đã được đưa ra, tập trung vào các thách thức và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án.

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia: Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia: Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(PLVN) -Để tăng cường kiểm soát tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn cả nước dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ ngày 1/12/2024 đến 28/2/2025

Triển khai công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính năm 2025

Triển khai công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính năm 2025
PLVN - Ngày 02/12/2024, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ Thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) năm 2025 với sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Hải Ninh - Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đồng chí Mai Lương Khôi - Thứ trưởng Bộ Tư pháp cùng các đồng chí Lãnh đạo Tổng cục THADS và đại diện các ban, bộ, ngành ở Trung ương, các cơ quan THADS địa phương.

Những bài học kinh nghiệm từ mô hình luật sư công ở Mỹ

Trụ sở Tòa án Tối cao Mỹ. (Nguồn ảnh Alexander Hudson)
(PLVN) - Từ rất sớm, Hiến pháp, pháp luật Mỹ đã đưa ra những quy định ổn định và mang tính thủ tục để bảo đảm có phiên tòa công bằng và độc lập tại Tòa án nơi mà mỗi bị cáo đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Trên cơ sở đó, năm 1963, Tòa án Tối cao đã ra quyết định tuyên bố rõ ràng về quyền có luật sư - những người bị tình nghi tham gia tố tụng tại Tòa án hình sự bang thì được Tòa án cử luật sư.

Năm 2024: Kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt cao nhất từ trước đến nay

Năm 2024: Kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt cao nhất từ trước đến nay
(PLVN) -Xác định thu hồi tài sản tham nhũng, kinh tế là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, công tác thi hành án thu hồi tài sản đã đạt được những kết quả quan trọng và có sự chuyển biến tích cực.