Nan giải câu chuyện lao động trẻ em

Ở làng nghề trẻ em được truyền nghề, lao động nghề từ rất sớm. Ảnh minh họa.
Ở làng nghề trẻ em được truyền nghề, lao động nghề từ rất sớm. Ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam có khoảng 2.800 làng nghề, trong đó có những làng nghề thủ công truyền thống có lịch sử hàng trăm năm. Làng nghề không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà cả giá trị lịch sử văn hóa nên giữ nghề, truyền nghề là vấn đề rất quan trọng. Nhưng cũng từ đây đặt ra vấn đề nan giải với trẻ em ở làng nghề, bởi phần lớn các em được truyền nghề, lao động nghề từ rất sớm, trong khi pháp luật nghiêm cấm việc lạm dụng lao động trẻ em…

Chuyện ở một làng nghề 

Năm 2013, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã thực hiện dự án Phòng ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ở làng nghề truyền thống chế tác gỗ và đá mỹ nghệ ở xã Hiền Giang, huyện Thường Tín, Hà Nội. 

Xã Hiền Giang có ngành nghề chính là nông nghiệp, chế tác gỗ và đá. Theo kết quả từ cuộc khảo sát cơ bản về lao động trẻ em do Viện Khoa học lao động và xã hội, Bộ LĐ-TB&XH thực hiện trong khuôn khổ dự án, cho thấy Hiền Giang có 240 trẻ em từ 5-17 tuổi đang tham gia lao động hoặc có nguy cơ tham gia lao động nặng nhọc và độc hại, chiếm 24,76% tổng dân số từ 5-17 tuổi của xã. 

Theo khảo sát, trên 70% lao động hoặc có nguy cơ tham gia lao động nặng nhọc và độc hại trong số mẫu khảo sát ở nhóm tuổi 15-17; khoảng 25,3% ở nhóm tuổi 12-14; khoảng 4,1% ở nhóm trẻ em 5-11 tuổi.  Hầu hết trẻ em đang tham gia lao động hoặc có nguy cơ tham gia lao động nặng nhọc và độc hại đều đang đi học, chiếm khoảng 85%. 

Bên cạnh đó, lao động trẻ em của xã tập trung vào các công việc chính là làm đồ gỗ mỹ nghệ (48.3%) và đồ đá mỹ nghệ (35.8%) và may thêu (9.6%). Lý do chính các em lao động là do cha mẹ muốn con em mình tham gia hoạt động kinh tế của gia đình và muốn truyền nghề, dạy nghề cho các em (57%); do kinh tế gia đình khó khăn cần giúp đỡ cha mẹ kiếm tiền (34%). Khoảng 2/3 số lao động trẻ em ở xã làm việc cho các hộ gia đình sản xuất kinh doanh dịch vụ, các cơ sở sản xuất kinh doanh có hưởng lương hoặc không hưởng lương. 

Số giờ làm việc bình quân trong ngày của trẻ em lao động vào thời điểm mùa vụ là 6,03 giờ/ngày và vào thời điểm bình thường là 4,08 giờ/ngày. Số ngày làm công việc chính bình quân trong tháng của trẻ em là 21,04 ngày công/tháng.

Tiền công các em nhận được chủ yếu từ các sản phẩm được khoán. Đa số trẻ em tham gia làm việc sau giờ học và vào ban ngày. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 1/5 số lao động trẻ em làm việc cả ban ngày và buổi tối. 

Trên 80% lao động tại các cơ sở sản xuất làm việc trong tư thế gò bó; trên 60% làm việc trong môi trường có nồng độ bụi cao và gần 40% làm việc trong môi trường có độ ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép; khoảng 4% người chưa thành niên phải làm việc với máy móc, phương tiện sản xuất không phù hợp, có nguy cơ gây tai nạn lao động, tiếp xúc với hóa chất độc hại và thậm chí phải vận chuyển, mang vác các vật nặng.

Lý giải việc sử dụng lao động trẻ em, những người chủ cơ sở sản xuất cho biết đó không những là kế sinh nhai mà còn để giữ truyền thống của tổ tiên. Mặc dù máy móc, phương tiện sản xuất đã được cải thiện, hiện đại hóa, nhưng tay nghề của người thợ vẫn là vấn đề quyết định chất lượng sản phẩm. Độ tuổi tốt nhất để đào tạo nghề khoảng 13- 15 tuổi. 

Sau một thời gian thực hiện dự án, người dân xã Hiền Giang, từ phụ huynh, các em cho tới các chủ cơ sở sản xuất đã có được nhận thức về lao động trẻ em. “Bây giờ chúng tôi chỉ cho con phụ giúp gia đình sau khi học xong, không ép con làm và không ép con phải hoàn thành chỉ tiêu, năng suất. Bọn trẻ được nghỉ ngơi khi cần. Mỗi ngày chỉ làm 2-3h thôi” – một phụ huynh ở xã Hiền Giang cho biết. 

“Trong hè, có một số cháu học lớp 10 gia đình muốn đi làm để biết nghề, tôi chỉ đồng ý cho làm từ 1 - 2h/ngày. Một số trẻ muốn làm nhiều hơn, tôi can: Chúng mày ngồi làm lâu rồi sau này không lớn được đâu” - chị Lê Thị Sơn, Cơ sở gỗ mỹ nghệ xã Hiền Giang, Thường Tín, Hà Nội nói.  

Với các em là người trong cuộc thì sao? “Khi được tham gia dự án chúng em cũng mới hiểu về lao động trẻ em, trước kia vẫn đi làm nghĩ rằng lao động kiếm tiền phụ giúp gia đình là tốt mà không nghĩ nếu chưa đủ tuổi đã đi lao động sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập” – là ý kiến của các trẻ em trong nhóm thảo luận... 

Vấn đề nhạy cảm, khó xử lý

Nhưng không phải câu chuyện làng nghề nào ở Việt Nam cũng như câu chuyện ở Hiền Giang. Vì thế, kết quả điều tra quốc gia về lao động trẻ em của Bộ LĐ-TB&XH năm 2019 cho thấy tại Việt Nam hiện có 1,75 triệu lao động trẻ em, tập trung trong khu vực kinh tế phi chính thức với khoảng 1,7 triệu trẻ em, trong đó 34% làm việc kéo dài trên 42 giờ/tuần.

Nan giải câu chuyện lao động trẻ em  ảnh 1
 Việt Nam hiện có 1,75 triệu lao động trẻ em tập trung chủ yếu trong khu vực kinh tế phi chính thức. Ảnh minh họa.

Tình trạng lao động trẻ em nhiều năm qua trở thành vấn nạn nhức nhối dư luận. Theo thống kê, tỉ lệ lao động trẻ em ở Việt Nam đang ở mức cao so với khu vực và trên thế giới.

Ở góc độ pháp luật, Bộ luật Lao động quy định, không được sử dụng lao động là người dưới 13 tuổi làm việc ở các làng nghề, chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các việc nhẹ theo danh mục do Bộ LĐ-TB&XH quy định, bao gồm các nghề truyền thống và nghề thủ công mỹ nghệ.

Đối với các công việc này, các em phải được cha mẹ hoặc người đại diện cho phép và không được làm việc quá 4 giờ mỗi ngày và 20 giờ mỗi tuần, không được làm thêm giờ, làm việc ban đêm, không được ảnh hưởng đến công việc học tập của các em. 

Các em có độ tuổi đủ 15 đến dưới 18 tuổi cũng không được làm quá 8 giờ mỗi ngày và 40 giờ mỗi tuần, không được làm các công việc nặng nhọc, độc hại… Người nào sử dụng người dưới 16 tuổi làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục Nhà nước quy định thì bị phạt tiền từ 30 triệu đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo hoặc phạt tù…

Tuy nhiên, theo ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH nhận thức của xã hội về lao động trẻ em ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự rõ ràng. Hơn nữa, đây là một vấn đề rất nhạy cảm, khó xử lý bởi nó liên quan đến quan hệ ruột thịt, họ hàng giữa người sử dụng lao động trẻ em là lao động… 

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH: 

“Số lượng lao động trẻ em ở Việt Nam nằm ở mức các nước trung bình tại châu Á - Thái Bình Dương. Số lượng này những năm gần đây đang giảm dần. Vấn đề này Cục Trẻ em và Bộ LĐTB&XH hết sức quan tâm.

Mục tiêu của dự án giảm thiểu và xóa bỏ lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020 đã nhắc đến trách nhiệm các bên liên quan, hướng đến nhận thức, năng lực, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan đến người sử dụng lao động, cộng đồng và trẻ em. 

Nan giải câu chuyện lao động trẻ em  ảnh 2

Để hạn chế lao động trẻ em cần thiết phải tuyên truyền rộng rãi đến người dân các quy định của pháp luật. Đầu tiên là việc vận động gia đình đưa trẻ em đến trường và xác định việc đi học, học nghề là cách tạo thu nhập ổn định và bền vững nhất. Tiếp đó, các cơ quan chức năng tuyên truyền việc sử dụng lao động là vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý nghiêm”.

Bà Ninh Thị Hồng – Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em:

“Vấn đề lao động trẻ em ở Việt Nam là vấn đề nhạy cảm và kiên trì. Lao động trẻ em ở Việt Nam khác với các nước khác vì chúng ta là nước nông nghiệp nên lao động trẻ em ở làng nghề  thì phải đưa vào nhận thức của gia đình. Không phải nghề nào cũng truyền ngay cho các em từ lúc còn nhỏ, có thể truyền là truyền tính yêu nghề, gieo cho các em nhận thức nghề này rất quý, chứ không phải là bắt các em học nghề luôn khi còn nhỏ tuổi.

Sau đó là nhận thức của cộng đồng dân cư, của chính quyền địa phương đó. Có những nghề các em có thể làm ngay khi 13 tuổi, nhưng cũng có nghề các em phải đủ tuổi, ví dụ như 15 tuổi trở lên có sức khỏe mới làm được. 

Nan giải câu chuyện lao động trẻ em  ảnh 3

Tôi lấy ví dụ như làng Kiêu Kỵ ở Gia Lâm có nghề dát vàng bạc, nghề rất quý, nhưng thanh niên mới làm được vì phải quai búa để dát vàng. Trẻ em nếu phải quai búa sớm thì sẽ bị lệch, gù cột sống, không cao lớn được.

Bên cạnh quy định của luật chúng ra phải đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân hiểu rằng đừng vì cái lợi trước mắt  mà cho con em mình lao động sớm quá, ảnh hưởng tương lai của các em. 

Ở làng Kiêu Kỵ tôi đã từng hỏi chủ tịch xã là làng có bao nhiêu thanh niên trúng tuyển phi công, kết quả là không có ai cả vì chiều cao chưa đạt chuẩn.

Những thông tin như thế sẽ đưa dần vào nhận thức của người dân để họ thay đổi suy nghĩ và hiểu rằng, trẻ em tham gia lao động sớm có thể tạo ra lợi ích vật chất cho xã hội, nhưng về lâu dài, lợi ích do lao động trẻ em mang lại không thể bù đắp sự thiệt thòi mà các em phải gánh chịu cũng như hệ lụy đối với gia đình, xã hội. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, trẻ em đi làm xa gia đình bị kẻ xấu lôi kéo làm những việc phi pháp hoặc bị lạm dụng, xâm hại, mua bán”. 

Ông Chang Hee Lee - Giám đốc ILO tại Việt Nam: 

Nan giải câu chuyện lao động trẻ em  ảnh 4

“Mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới khó có thể đạt kết quả như mong muốn nếu không có giải pháp hiệu quả nhằm giảm số lao động trẻ em xuống mức thấp nhất”. 

X.Hoa (thực hiện)

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền để lừa bán đất tại TP HCM: Còn một số tình tiết cần làm rõ

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền để lừa bán đất tại TP HCM: Còn một số tình tiết cần làm rõ
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, dự kiến hôm nay (10/3), TAND TP HCM đưa vụ án Trịnh Trường Giang (SN 1971, ngụ phường 16, Gò Vấp) và Trần Thanh Hải (SN 1983, ngụ phường Tân Thới Nhất, quận 12) sử dụng hợp đồng ủy quyền (HĐUQ) bị “phù phép” để “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ra xét xử.

Trước phiên xử vụ “chiếm đoạt nhà đất” tại phố Bà Triệu (Hà Nội): LS đề nghị điều tra bổ sung một số vấn đề

Khu đất số 296, 298, 300 phố Bà Triệu.
(PLVN) -  Dự kiến hôm nay (9/3), TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xử bị cáo Lương Thế Hiển (nguyên Phó Chánh Văn phòng Sở TN&MT Hà Nội, ngụ phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội) và Nguyễn Thị Liên (vợ Hiển) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước phiên xử, một số LS bào chữa đã có văn bản kiến nghị TAND TP Hà Nội trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Kỳ án “phù phép” giấy ủy quyền để lừa bán đất

Khu đất trong vụ án.
(PLVN) -  TAND TP HCM đang chuẩn bị đưa vụ án Trịnh Trường Giang (SN 1971, ngụ phường 16, Gò Vấp) và Trần Thanh Hải (SN 1983, ngụ phường Tân Thới Nhất, quận 12) sử dụng hợp đồng ủy quyền (HĐUQ) trái luật để “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ra xét xử.

Phát hiện bãi tập kết gỗ trái phép tại Kon Tum

Gỗ hộp lớn được phát hiện tại tại mỏ khai thác cát, sỏi Công ty Trách nhiệm hữu hạn 87, huyện Đăk Hà, Kon Tum.
(PLVN) - Công an tỉnh Kon Tum vừa phát hiện khối lượng gỗ lậu trái phép được giấu trong bãi cát tập kết khoáng sản của một điểm mỏ khai thác cát, sỏi trên sông Đăk Pxi thuộc xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum.

Bạc Liêu: Đề nghị xử lý chủ công trình không phép “nhốt” cán bộ khi bị kiểm tra

Ông Đ.C.T. khóa cửa khi cán bộ của đoàn kiểm tra đang ở trong công trình. (ảnh cắt từ clip)
(PLVN) -  Liên quan đến vụ ông Đ.C.T. (khóm 4, phường 7, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) khóa cửa “nhốt” cán bộ trong công trình không phép khi bị kiểm tra, bà Lê Kim Thúy - Chủ tịch UBND TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) cho biết, UBND TP Bạc Liêu đã đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra củng cố hồ sơ, làm rõ vi phạm để xử lý nghiêm.

Kết luận vi phạm tại BV Da liễu Nghệ An

Bệnh viện Da liễu Nghệ An.
(PLVN) - Sau 3 năm thành lập, tại BV Da liễu Nghệ An đã xảy ra một số vi phạm trong quá trình hoạt động, điều hành và đến nay vẫn chưa đủ điều kiện để khám chữa bệnh BHYT; khiến người dân gặp khó khăn cũng như chịu thiệt thòi trong quá trình khám chữa bệnh.

Yêu cầu khẩn trương điều tra vụ phá rừng phòng hộ

Tại khu vực, hàng loạt cây gỗ bị đốn hạ có kích thước khác nhau.
(PLVN) -  Hàng chục cây gỗ lớn có đường kính từ 20 - 60cm ở cánh rừng phòng hộ thuộc tiểu khu 65 (xã Tư, huyện Đông Giang, Quảng Nam) lại bị “lâm tặc” dùng cưa máy đốn hạ, dù tại khu vực này có 1 trạm và 2 chốt quản lý bảo vệ rừng.

Vụ vi phạm khi mua sắm thiết bị giáo dục ở Sở GD&ĐT Hà Tĩnh: “Điểm danh” một số DN liên quan

Sở GD&ĐT Hà Tĩnh.
(PLVN) -  Liên quan đến những sai phạm trong công tác mua sắm thiết bị giáo dục tại Sở GD&ĐT giai đoạn 2017-2019, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh mới đây đã khởi tố vụ án "vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Vụ án được đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh.

Diễn biến vụ GPMB dự án đề pô xe điện ở Bắc Từ Liêm: Công an Hà Nội phục hồi giải quyết đơn tố giác tội phạm

Một trong những khu vực bị thu hồi thực hiện dự án.
(PLVN) -  Sau hơn 10 năm có đơn tố giác một số cá nhân có hành vi vi phạm trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) tại dự án xây dựng đề pô xe điện tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội (đoạn Nhổn - ga Hà Nội) trên địa bàn phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm), người dân đã nhận được thông báo của Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội quyết định phục hồi giải quyết tố giác tội phạm.

Sai phạm trong cấp “sổ đỏ” ở Lạc Dương (Lâm Đồng): Phê bình, làm rõ trách nhiệm lãnh đạo huyện

Khu vực dự kiến triển khai dự án hồ chứa nước Đan Kia 2 xảy ra sai phạm trong cấp GCN.
(PLVN) -  Liên quan đến sai phạm trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) tại khu vực dự kiến đầu tư hồ chứa nước Đan Kia 2 (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), một Phó Chủ tịch huyện Lạc Dương bị phê bình; nhiều cán bộ huyện, thị trấn bị kiểm điểm rút kinh nghiệm, khiển trách, cảnh cáo.

Hà Tĩnh: Nhà biến thành… hầm vì ảnh hưởng dự án công ngàn tỷ

Căn nhà của một gia đình bị mặt đường che kín, cổng chính cũng không thể ra vào được.
(PLVN) - Hàng chục hộ dân tại xã Phú Lộc, huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) phải cầu cứu các ngành chức năng địa phương; vì dự án nâng cấp kênh chính Linh Cảm (thuộc dự án hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang - giai đoạn 2) đi qua đã khiến nhiều căn nhà gần như bị cầu đường bịt kín, không có lối đi, người dân phải sống trong những căn nhà thấp lè tè so với mặt đường, như… những căn hầm.

Quảng Nam: Dân lập rào chắn đường đòi đền bù đất

Hai đầu đoạn đường qua đất hộ ông Trần Luôn bị dùng lưới sắt, dây rào lại.
(PLVN) -  Vì bức xúc không được đền bù phần diện tích đất đã giao cho chính quyền địa phương làm đường, 2 hộ dân tại thị trấn Nam Phước (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã lập hàng rào B40 chắn ở hai đầu ngăn không cho các phương tiện qua lại.

Bất thường trong một số gói thầu chống dịch tại Hà Nội: Chuyển Bộ Công an làm rõ

Bất thường trong một số gói thầu chống dịch tại Hà Nội: Chuyển Bộ Công an làm rõ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuyển thông tin để Bộ Công an giao cơ quan chức năng xác minh, làm rõ với một số gói thầu thiết bị, vật tư, sinh phẩm, kit xét nghiệm trong quá trình mua sắm phục vụ chống dịch COVID-19 tại một số đơn vị thuộc địa bàn Hà Nội.