Nam thanh niên lên cơn co giật sau một năm bị chó lạ cắn

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Nam thanh niên người dân tộc Dao ở Bắc Kạn bất ngờ lên cơ co giật, sau 1 năm bị chó lạ cắn nhưng không đi tiêm phòng dại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn mới tiếp nhận 1 bệnh nhân nam (27 tuổi, trú tại huyện Nguyên Bình) nhập viện trong tình trạng co giật, hoảng loạn, tiên lượng xấu.

Người nhà cho biết, anh này bị một con chó lạ cắn khoảng một năm trước nhưng nạn nhân không đi tiêm huyết thanh phòng bệnh dại.

Ngày 25/9, bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, đau cơ, co giật. Đến 21h cùng ngày, thấy bệnh ngày càng nặng, người bệnh được đưa lên viện khám và nhập viện.

Sáng 26/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và các bác sĩ Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã thực hiện điều tra và lấy mẫu xét nghiệm, chuyển mẫu đến Viện Vệ sinh dịch tế Trung ương để xét nghiệm và chờ kết quả.

Ngày mai, 28/9, là Ngày Thế giới Phòng chống bệnh Dại lần thứ 16, với chủ đề "Bệnh dại: Một sức khỏe, không tử vong" (One Health, Zero Death).

Bệnh dại đang có chiều hướng gia tăng ở nhiều địa phương, kể cả ở những tỉnh vốn không phải là khu vực trọng điểm về bệnh dại.

Để phòng chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Cách phòng bệnh tốt nhất là phải tiêm phòng cho 100% chó, mèo nuôi đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

- Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

- Diệt chó chạy rông, chó vô chủ.

- Không nên đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi.

- Khi bị chó, mèo cắn cần:

+ Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.

+ Vết thương cần được rửa sạch với cồn 70%, cồn iod hoặc povidone-iodine (nếu có).

+ Hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.

+ Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.

+ Tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa.

Trên thế giới hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh dại. Bệnh dại nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...