Nam sinh viên không bệnh nền, tử vong do biến chứng sốt xuất huyết

Năm nay, số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nặng nhiều. Ảnh: Ngọc Nga
Năm nay, số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nặng nhiều. Ảnh: Ngọc Nga
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh nhân nhập viện khi sốt ngày thứ 5 và  uống thuốc hạ sốt kéo dài, dù không hề có bệnh lý nền nhưng bắt đầu suy thận, men gan tăng lên trên 3.000 Ul/L và xuất hiện tình trạng rối loạn đông máu, sau đó xuất huyết não, tử vong.

Bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện tăng mạnh

Theo ThS.BSCKII Nguyễn Thu Hường, Trưởng khoa Bệnh Nghề nghiệp, Trưởng đơn nguyên chống dịch của Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), bệnh nhân trên là sinh viên của trường Đại học Bách Khoa (25 tuổi, quê tại Sơn La).

“Bệnh nhân hoàn toàn không có bệnh lý nền, sốt ngày thứ 5 vào viện, bệnh nhân vẫn sốt, và khi ở nhà vẫn dùng hạ sốt kéo dài. Khi vào viện, bệnh nhân bắt đầu suy thận, men gan cao trên 3.000 Ul/L (ở người bình thường chỉ số này dưới 100 Ul/L – PV), tình trạng nặng và được chuyển xuống khoa Hồi sức. "Tuy nhiên, sau quá trình điều trị tình trạng rối loạn đông máu của bệnh nhân không cải thiện, bệnh nhân đã được chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai, sau đó bị xuất huyết não và tử vong sau đó”, bác sĩ Hường chia sẻ.

Đây chỉ là 1 trường hợp điển hình bệnh nhân mắc sốt xuất huyết xuất hiện các biến chứng nặng trong năm nay.

Từ đầu tháng 8, Bệnh viện Thanh Nhàn đã bắt đầu có bệnh nhân sốt xuất huyết đến khám, tuy nhiên hiện tượng tăng đột biến bắt đầu từ đầu tháng 10 và đỉnh điểm là đang ở thời điểm này số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết đến khám rất đông.

Bác sĩ Hường chia sẻ: “Hiện tại, số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết rất đông vì thế không thể nằm trong 1 khoa được mà bệnh nhân đang nằm ở rất nhiều khoa khác. Về mức độ lũy tiến của bệnh nhân sốt xuất huyết đang là khoảng 1.500 bệnh nhân và số bệnh nhân đang điều trị là khoảng gần 250 bệnh nhân và tại Khoa bệnh nghề nghiệp cũng khoảng gần 100 bệnh nhân đang nằm điều trị”.

Tại thời điểm này không chỉ khoa Bệnh nghề nghiệp mà tất cả các khoa, phòng trong bệnh viện cũng đang rất đông bệnh nhân. Thông thường khi bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo nặng thì bệnh viện cho nhập viện, nhưng đến thời điểm này cũng có những bệnh nhân phải hẹn đến hôm sau để thu xếp giường.

ThS.BSCKII Nguyễn Thu Hường, Trưởng khoa Bệnh Nghề nghiệp, Trưởng đơn nguyên chống dịch của Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội). Ảnh: Ngọc Nga

ThS.BSCKII Nguyễn Thu Hường, Trưởng khoa Bệnh Nghề nghiệp, Trưởng đơn nguyên chống dịch của Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội). Ảnh: Ngọc Nga

Nhiều bệnh nhân nặng và đồng nhiễm

Cũng theo bác sĩ Hường, năm nay những bệnh nhân sốt xuất huyết đến viện khám đều trong tình trạng rất nặng.

Thông thường, bệnh nhân sốt xuất huyết trong 3 ngày đầu với những diễn tiến bình thường là sốt đơn thuần. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các bác sĩ Bệnh viện Thanh Nhàn ghi nhận có những bệnh nhân sốt ngày đầu tiên tiểu cầu cũng đã giảm, men gan tăng rất cao và có tình trạng suy thận.

“Nhìn chung năm nay, bệnh nhân sốt xuất huyết diễn biến nặng nhiều hơn năm ngoái, chúng tôi gặp khá nhiều biến chứng trên nhiều bệnh nhân, đặc biệt có những bệnh nhân trẻ, bệnh nhân bị sốt xuất huyết não. Chúng tôi đã ghi nhận khoảng 30-40% trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo nặng như suy thận, có những trường hợp tiểu cầu giảm rất sâu...", bác sĩ Hường cho biết.

Bác sĩ Hường cũng cho hay, năm nay có hiện tượng dịch chồng dịch. có người đồng thời bị sốt xuất huyết, bị cúm A và mắc cả COVID-19. Hiện có những bệnh nhân sốt xuất huyết kèm cúm B và COVID-19. “Năm nay diễn biến bệnh sốt xuất huyết không đơn thuần như mọi năm mà dịch chồng dịch làm cho tình trạng bệnh nặng lên rất nhiều”, bác sĩ Hường nhấn mạnh. "Khi bệnh nhân sốt xuất huyết đồng thời mắc virus thì tiểu cầu giảm rất nhanh. Tình trạng sốt tăng lên rất nhiều và dùng thuốc hạ sốt không cải thiện được nhiều cho bệnh nhân và bệnh nhân diễn biến suy thận. Nguyên nhân do bệnh nhân bị sốt cao và mất nước làm cho bệnh nặng hơn rất nhiều".

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nằm điều trị tại cơ sở y tế. Ảnh: Ngọc Nga

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nằm điều trị tại cơ sở y tế. Ảnh: Ngọc Nga

Dấu hiệu bất thường cần nhập viện ngay

Thông thường, bệnh nhân được chẩn đoán sốt xuất huyết sẽ được bác sĩ hướng dẫn theo dõi từ 1-3 ngày ở nhà và đến ngày thứ 4 bắt buộc phải tái khám.

“Nếu như những ngày theo dõi ở nhà bệnh nhân sốt cao, li bì, có dấu hiệu đau đầu, tức ngực, khó thở… thì phải quay trở lại bệnh viện sớm. Không phải tất cả bệnh nhân đều giống nhau là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 giảm tiểu cầu, có những bệnh nhân ngay từ đầu đã có dấu hiệu giảm tiểu cầu, nguy cơ xuất huyết rất lớn. Chưa kể những bệnh nhân có sẵn bệnh lý nền, đặc biệt là những người đang dùng thuốc chống đông cần hết sức thận trọng”, bác sĩ Hường khuyến cáo.

Tại Hà Nội, cộng dồn năm 2022 (đến 30/10) có 9.747 ca mắc, 12 ca tử vong. Số mắc tăng gấp 3,4 lần so với cùng kỳ 2021.

Số ca mắc năm 2022 tăng 2 lần so với trung bình cùng kỳ 5 năm. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện; 564/579 xã, phường, thị trấn, với số mắc ghi nhận tại các huyện ngoại thành chiếm 58,1%, nội thành chiếm 41,9%.

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân: Đan Phượng (1.057), Thanh Oai (854), Đống Đa (585), Thanh Trì (571), Thường Tín (565), Hà Đông (511). Tuýp vi rút Dengue lưu hành là DENV1 và DENV2, DENV4.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.