Nam sinh trường Ams chia sẻ kinh nghiệm giành học bổng từ 5 trường đại học Mỹ

(PLO) - Mặc dù nhận được rất nhiều học bổng từ các trường đại học quốc tế nhưng Nguyễn Hiền Minh Quân đã quyết định theo học Trí tuệ nhân tạo tại Wooster College để thỏa mãn đam mê công nghệ của mình.

Kì nhập học mùa thu (cuối tháng 8) của top các trường đại học lớn trên thế giới đang đến gần đồng nghĩa với việc khoảng thời gian này đang là thời điểm các trường trả application letter cho học sinh quốc tế. Lứa du học sinh tiếp theo sẽ là các bạn trẻ sinh năm 2000 và thành tích đạt được của họ có thể dành một chữ “khủng” để nhắc tới.

Điểm SAT 1420/1600 và thành tích hoạt động xã hội và ngoại khóa ấn tượng đã giúp em Nguyễn Hiền Minh Quân, lớp chuyên Lý, trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam nhận được số tiền học bổng lên tới 12 tỉ đồng từ 5 trường đại học lớn trên thế giới. Các trường đại học được nhắc đến bao gồm College of  Wooster, Augustana College, Knox College, Temple University, DePauw University và Quân đã quyết định chọn College of  Wooster làm nơi khởi đầu ước mơ của mình. 

Mức học bổng mà Quân nhận được khi theo học tại College of  Wooster là 160 000 USD, tương đương gần 4 tỷ đồng cho 4 năm học tập và nghiên cứu tại bậc đại học của trường.

Song song với bảng điểm đẹp, Minh Quân còn sở hữu một chuỗi thành tích hoạt động ngoại khóa, xã hội với vai trò là thành viên Ban tổ chức sự kiện Mock Trial, Debate Tournament, Camp Alethia cùng Puzzles Ams, Ban tổ chức Science Tornado, Ban điều hành dự án Không Khói Project, Tình nguyện viên dự án Trash Again, Junior Branch của CISV Vietnam và Junior Counselor của các trại CISV Spring Camp và Summer Camp dành cho thành viên 11-12 tuổi,…

Quân chia sẻ về quá trình apply học bổng và kinh nghiệm viết bài luận:

Quân bắt đầu có ước mơ du học từ khi nào và ai là người đã truyền cảm hứng cho em về “giấc mơ Mỹ”?

- Em có ý định đi du học thì chắc là từ khi còn bé, lúc được xem những bộ phim nước ngoài về cuộc sống học đường đã khiến em luôn mơ ước một ngày được đặt chân tới một bầu trời khác. Trong gia đình em thì cũng đã có một vài người đi du học và câu chuyện họ nghe kể lại luôn làm em hứng thú.

Từ chối rất nhiều học bổng khác, vậy ngay từ đầu mục tiêu của Quân đã là Wooster College?

- Em thấy Wooster College khá là phù hợp với những tính cách của em nên đã lựa chọn trường ngay từ đầu đợt apply.

Em thích môi trường học tập gần gũi với sinh viên, nơi mà giáo sư và sinh viên luôn có được sự giao tiếp xuyên suốt quá trình nghiên cứu và học tập. Đấy là điều mà Wooster có thể cho em khi trường được đánh giá cao về hạng mục nghiên cứu với sự giúp đỡ của các giáo sư đầu ngành. Ngoài ra thì Ohio cũng là bang mà em mong muốn được học từ lâu vì đây là bang khá phát triển về giáo dục và là một trong những bang phát triển nhất nước Mỹ.

Ngành học mà Quân sẽ lựa chọn khi theo học tại ngôi trường này là gì?

- Chương trình Mentored research của trường được đánh giá khá cao với những cơ sở vật chất đầy đủ cho việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) cùng các giáo sư giỏi thì em nghĩ là sẽ phát triển được khi theo học ngành Computer Science ở đây. Theo em biết thì trường có tỉ lệ việc làm và được nhận vào cao học tại các trường top 10-20 khá cao nên sẽ là bàn đạp tốt để em hiện thực hóa những ước mơ của em.

Bài luận quan trọng trong hồ sơ giúp Quân dành được cái gật đầu từ Ban tuyển sinh đã được chắp bút như thế nào?

- Ban đầu em nghĩ là bài luận phải cao siêu, ngập tràn thành tích thì mới thuyết phục được Hội đồng tuyển sinh nhưng thực ra chính câu chuyện của bản thân, về những gì mà em đã trải nghiệm cũng như học hỏi được xuyên suốt thời gian apply và làm hoạt động đã giúp Hội đồng tuyển sinh hiểu rõ hơn về em. Sau khi hoàn thiện bài luận cá nhân, em cảm thấy trưởng thành lên rất nhiều khi dã có thời gian ngồi lại để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của em, nhờ đó em có thể hiểu hơn về những định hướng trong tương lai.

Quá trình hoàn thiện bảng điểm và tích lũy các hoạt động ngoại khóa của Quân có gặp điều gì trắc trở?

- Mọi việc vào năm lớp 12 là thời điểm trước khi nộp hồ sơ thực sự rất áp lực. Do em chỉ quyết định sẽ du học Mỹ vào giữa lớp 11 nên mọi thứ đều rất gấp gáp. Dù phải bỏ ra một mùa hè để tập trung ôn thi chứng chỉ và hoàn thiện bộ hồ sơ nhưng em cảm thấy không hề nuối tiếc. Vấn đề mà em lo lắng nhất vẫn là bài luận, không phải vì em bí ý tưởng mà em luôn nghĩ rằng câu chữ của em chưa đủ mạnh để bộc lộ hết những gì em có được cho Hội đồng Tuyển sinh.

Elon Musk chính là thần tượng của Quân trong lĩnh vực công nghệ. Vậy người đàn ông này có liên quan gì đến quyết định chọn trường của em hay không?

- Elon Musk không liên quan đến quyết định chọn trường của em nhưng cái cách mà ông sống luôn khiến em ngưỡng mộ và mong muốn một ngày được trở nên như vậy. Điều đáng giá nhất mà em học được từ Elon chính là “Thất bại chỉ là một phương án mà thôi. Nếu mọi thứ không thất bại, bạn sẽ không bao giờ sáng tạo để có được thành công thực sự”. Chính điều này luôn thúc đẩy em phải biết học hỏi trong cuộc sống để hoàn thiện những thiếu sót của bản thân. Thành công của Elon Musk với Tesla và SpaceX cũng chính là những động lực cho em để hướng tới trong tương lai.

Dự định tiếp theo của Quân sau khi đạt được ước mơ du học có liên quan đến lĩnh vực công nghệ?

- Trong tương lai gần thì có lẽ là em mong muốn sẽ được nghiên cứu sâu hơn về trí tuệ nhân tạo (AI) và có thể xây dựng một trợ lý ảo cho con người với nhiều tính năng hiện đại như JARVIS trong phim Iron Man. 

Còn về tương lai xa thì em luôn muốn có một start up công nghệ để có thể đưa Việt Nam phát triển hơn trong thời đại công nghệ số này. 

 

Sở hữu bảng thành tích hoạt động ngoại khóa và hoạt động xã hội ấn tượng, vậy đâu là kỉ niệm ý nghĩa nhất đối với Quân khi tham gia?

- Có lẽ đáng nhớ nhất là kỷ niệm của em khi làm một Junior Counselor cho trại hè của CISV Vietnam. Không chỉ giúp em mở rộng mối quan hệ xã hội mà còn đưa em tiếp cận nhiều hơn với xã hội bên ngoài. Làm việc với những em nhỏ tuổi hơn cũng vô cùng thú vị khi em có cơ hội được trở thành những người dẫn dắt các em trưởng thành hơn, biết suy nghĩ hơn. Đây chính là cơ hội cho em tận dụng để khám phá bản thân em.

Quân có thể chia sẻ cách ôn thi SAT hiệu quả tới những bạn cũng đang có dự định du học?

- Quan trọng nhất chính là phải đọc quen với văn phong của người Mỹ. Để tìm nguồn tư liệu đọc thì em có đọc các bài báo khoa học để làm quen với cách đặt vấn đề. Ngoài ra, học từ mới cũng là cách để giúp em hiểu bài dễ dàng hơn.

Hành trang mà em đã chuẩn bị cho cuộc sống du học sắp tới? 

- Em cũng đang cố tìm hiểu thêm về văn hóa Mỹ và chuẩn bị cho em một số những kỹ năng cần thiết để tự tin bay tới Mỹ vào tháng 8 tới.

Tin cùng chuyên mục

Trong vai trò Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thầy Đặng Tất Dũng đã đồng hành cùng trẻ em trong quá trình chuẩn bị hai Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em trong 2 năm 2023 - 2024. (Ảnh: NVCC)

Người thầy tâm huyết với công tác trẻ em

(PLVN) - Là Phó Trưởng khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật TP HCM, đồng thời cũng là Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ tư vấn, trợ giúp trẻ em cấp Trung ương nên TS. Đặng Tất Dũng còn được biết đến là người dành nhiều thời gian, tâm huyết cho trẻ em. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có dịp trò chuyện cùng thầy về những câu chuyện liên quan đến trẻ em.

Đọc thêm

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Cần có những chế tài cụ thể nếu tác giả thực sự có vi phạm
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong các số báo trước, thời gian gần đây, sau khi một số bài báo nghiên cứu công bố quốc tế đứng tên một số nhà khoa học Việt Nam bị rút bài, dư luận thường mặc định “rút bài vì vi phạm liêm chính khoa học”; dù sự thật là nhiều bài báo bị rút vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có lỗi của nhà khoa học.

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: 'Sự minh bạch là cần thiết, nhưng không cần phải ồn ào quá mức'

Một nhà nghiên cứu cho rằng mạng xã hội đang có xu hướng nhìn nhận việc rút bài một cách thiếu toàn diện; lợi dụng để công kích cá nhân, ảnh hưởng uy tín, danh dự. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Như Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã phản ánh trong số báo trước (ra ngày 13/11/2024), thời gian gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế, sau đó một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả có vi phạm; thì không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi bên thứ ba, hoàn toàn không có vi phạm đạo đức, liêm chính... nhưng lại bị dư luận hiểu lầm vi phạm liêm chính khoa học.

Đừng vội quy kết “vi phạm liêm chính” khi bài báo khoa học bị rút

Việc rút bài báo nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân và không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc vi phạm đạo đức, liêm chính. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học Việt Nam công bố bài báo quốc tế. Tuy nhiên, sau đó cũng có một số trường hợp bị rút bài. Bên cạnh một số tác giả “đạo văn”, nguỵ tạo kết quả; thì có không ít trường hợp bị rút bài vì lý do khách quan, vì lỗi của bên thứ ba... nhưng lại bị một số ý kiến quy chụp, quy kết. Bài viết dưới đây nhằm phản ánh thực trạng và mong muốn đưa ra một góc nhìn khác hơn với tình huống bị rút bài. Các bên liên quan và dư luận cần cẩn trọng, khách quan khi đánh giá nếu một bài báo bị rút, tránh trường hợp vội vàng quy kết oan.

Nhiều trường đại học bỏ xét học bạ, cắt giảm tổ hợp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Ở mùa tuyển sinh năm 2025 - năm đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hàng loạt trường đại học thông báo không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT, nhiều trường cũng dự kiến cắt giảm các tổ hợp xét tuyển.

Nâng cao vị thế, vai trò thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - “Không thầy đố mày làm nên”. Trong cuộc đời bất cứ ai, đều có rất nhiều người thầy. Trong bất cứ gia đình nào, ai cũng có con cái, người thân đi học. Thành công của mỗi con người đều có sự đóng góp của các thầy cô. Vì vậy, giáo dục là vấn đề từ xưa đến nay luôn được xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt.

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích tại trường THPT Hữu Lũng, Lạng Sơn

Toàn cảnh hoạt động ngoại khóa trường THP Hữu Lũng
(PLVN) - Ngày 10/11, được sự cho phép của Sở Giáo dục tỉnh Lạng Sơn, trường THPT Hữu Lũng đã phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Khoa học An toàn Việt Nam tổ chức hoạt động ngoại khóa kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) nhằm hướng tới một môi trường học tập an toàn và hạnh phúc.

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa

Nhà giáo đi B, nhà giáo nội đô TP HCM ôn kỷ niệm xưa
(PLVN) - Sáng 11/11, Sở giáo dục và Đào tạo và Cựu giáo chức TP HCM tổ chức họp mặt Nhà giáo đi B (vượt Trường Sơn vào Nam chống Mỹ cứu nước) và nhà giáo nội đô (thầy cô tham gia cách mạng, hoạt động trong lòng địch), nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).