Nấm phổi: Bệnh hiếm gặp nhưng tử vong cao

(PLVN) - Nấm phổi là bệnh nhiễm trùng phổi, thường rất hiếm gặp ở những người có sức đề kháng tốt. Tuy nhiên, căn bệnh này rất khó để chẩn đoán và dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm phổi khác. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ cao tử vong.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Căn bệnh  khó chẩn đoán và điều trị

Gần đây nhất là trường hợp của bệnh nhân NTL (Hà Giang). Vài ngày trước khi nhập viện, người bệnh xuất hiện tình trạng sốt cao, ho nhiều, đau ngực âm ỉ, người mệt mỏi không thể đi lại và không nói được trong khi trước đó hoàn toàn khỏe mạnh.

Sau khi được chuyển tuyến từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang đến Bệnh viện Phổi Trung ương, các bác sĩ Khoa Hô hấp đã nhanh chóng chẩn đoán đây là ca bệnh nấm phổi phức tạp, căn bệnh ít người biết nhưng nguy cơ tử vong cao thường gặp ở người suy giảm miễn dịch, già yếu, mắc bệnh mạn tính lâu ngày.

ThS Ngô Thị Thúy Quỳnh, Khoa Hô hấp cho biết, nhiều bộ phận hô hấp của người bệnh trên đã bị tổn thương viêm loét nặng, hoại tử do nấm sợi Aspergillosis xâm nhập và lan rộng. Đồng thời người bệnh cũng có tiền sử bị nhiều bệnh khác như suy gan, K tuyến giáp nên phương án điều trị khó khăn hơn, đòi hỏi sự kiên trì, thường xuyên theo sát để thay đổi phác đồ phù hợp.

Người bệnh NTL được điều trị trong thời gian tương đối dài với hai liệu trình liên tục kéo dài hơn một tháng. Ở liệu trình đầu tiên, cơ thể người bệnh không đáp ứng thuốc tốt nên tình trạng sức khỏe ít cải thiện. Sau rất nhiều lần hội chẩn xem xét các phương án điều trị, sự thay đổi phác đồ thuốc ở liệu trình thứ hai đã mang lại hiệu quả rất tốt. Hiện nay người bệnh đã khỏe hơn rất nhiều tiếng nói rõ hơn, cắt ho… và đặc biệt là xét nghiệm nấm Aspergillosis trở về âm tính.

Trước đó, Bệnh viện Phổi Trung ương cũng đã tiếp nhận một bệnh nhân người Nghệ An bị nấm phổi nặng. Lúc nhập viện, Nguyễn Trọng Nguyên (15 tuổi trú tại phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An) chỉ còn gần 30kg, phải thở oxy liên tục. Bệnh nhân cũng đã được cho sử dụng những loại thuốc rất mạnh nhưng không đáp ứng thuốc.

“Sau khi cho bệnh nhân chụp CT ngực, trên phim chụp chúng tôi nhận thấy có hình ảnh tổn thương phổi bất thường nghi do nấm. Ngay lập tức chúng tôi cho chỉ định điều trị theo hướng nấm phổi. Căn bệnh này nếu không được xác định và điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong có thể lên tới 50-70%” – bác sĩ Ngoạn cho hay.

Theo tìm hiểu, trước đó bốn tháng, bệnh nhân trên bị sốt cao nằm viện nhưng không tìm ra nguyên nhân. Thời điểm đó, Nguyên đang phải tham gia vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 nên đã trở thành thí sinh đặc biệt khi đi thi mang theo bình oxy. Ngay sau kỳ thi, nam sinh bị kiệt sức, phải nhập viện điều trị.

Được biết, Nguyên được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới lên Bệnh viện Bạch Mai rồi chuyển sang Bệnh viện Phổi Trung ương trong tình trạng suy hô hấp do tổn thương phổi rất nặng, kèm theo tắc mật và viêm cầu thận. Sau gần ba tháng điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương, đến nay Nguyên đã tăng được 4kg và có thể tự đi lại.

Trên thế giới, năm 2018, một bệnh viện ở Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc cũng đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 38 tuổi họ Bành. Các triệu chứng của bệnh nhân là ho và tức ngực, sau khi chụp X - quang ở bệnh viện, ông Bành bị chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi.

Nhưng trải qua 1 tuần điều trị, tình trạng bệnh không những không cải thiện mà còn có triệu chứng xấu đi. Bệnh viện đã tiến hành sinh thiết phổi và chẩn đoán chính xác, ông Bành bị nấm phổi.

Hiểu về bệnh để phòng tránh kịp thời 

Nấm phổi là bệnh viêm phổi do nấm gây ra. Đây là bệnh nhiễm trùng ở phổi có thể do một hoặc nhiều loại nấm gây ra. Phần lớn nấm chỉ là ký sinh cơ hội, tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi, chẳng hạn như sử dụng quá nhiều kháng sinh, dùng corticoid kéo dài, hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch (bị nhiễm HIV/AIDS)... Căn bệnh này được gây ra bởi nhiều loại nấm nhưng thường gặp nhất là nấm Aspergillus và nấm Histoplasma.

Bệnh nấm phổi là căn bệnh nguy hiểm bởi việc chẩn đoán bệnh ở phổi do nấm rất khó khăn và dễ bị nhầm lẫn bởi các triệu chứng của nấm phổi rất giống với các dấu hiệu của các bệnh viêm phổi khác. Chính vì vậy, việc điều trị cho những bệnh nhân bị nấm phổi cũng rất dễ đi sai hướng, khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng. Thêm vào đó, không khí chính là con đường lây nhiễm chủ yếu của nấm, những người hít phải bào tử nấm trong không khí, vào phổi, nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và gây bệnh.

Khi hít phải số lượng lớn bào tử nấm, người bình thường chỉ có thể bị viêm phổi cấp tính lan tỏa và thường tự khỏi, không để lại di chứng gì đặc biệt sau vài tuần. Ở những bệnh nhân bị lao phổi, nấm Aspergillus có thể mọc trên các cây phế quản bị tổn thương, trên các nang phế quản hoặc trong các hang lao.

Theo PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, có một số bệnh nhân bị u nấm phổi có thể tồn tại nhiều năm mà không có triệu chứng gì về lâm sàng, số lượng những bệnh nhân này chiếm từ 18 - 22% theo Y văn. Bệnh nhân thường có các triệu chứng cơ năng của bệnh phổi mạn tính sẵn có như: ho, khạc đàm, khó thở, đau ngực và sốt. Nhưng phần lớn, bệnh nhân u nấm đều có các triệu chứng khá điển hình và đặc hiệu như: sốt, khó thở, ho và ho ra máu.

Với triệu chứng sốt, người bệnh thường sốt không cao, không phải sốt liên tục mà thành từng đợt có những thời gian không bị sốt. Sốt là biểu hiện của tình trạng dị ứng với nấm, hiếm khi sốt kéo dài, suy kiệt hoặc sụt cân.

Một triệu chứng điển hình là bệnh nhân khạc đàm rất nhiều, khạc đàm thường là do bệnh đi kèm hơn là do u nấm. Trong đàm có thể tìm thấy các tế bào nấm nếu mang đi xét nghiệm bằng cách soi tươi và quan sát dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, có thể các tế bào nấm này lại có nguồn gốc của nhiễm nấm từ đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, khó thở cũng là một biểu hiện của người mắc bệnh nấm phổi. Chứng của các bệnh đi kèm như lao, giãn phế quản, áp-xe phổi, ung thư phổi… gây suy giảm chức năng hô hấp.

Ngoài ra, ho và ho ra máu là triệu chứng nổi bật đặc trưng nhất của bệnh. Ho thường dai dẳng, kéo dài, trong đó có tới 95% các trường hợp là ho ra máu từ số lượng ít có dính đàm, đến nhiều có thể gây tử vong. Trong số đó có 20% ho ra máu tái phát nhiều lần và ho ra máu với số lượng từ trung bình đến rất nhiều. Một số bệnh nhân bị ho ra máu kiểu sét đánh, tức là ho nhiều ồ ạt do tổn thương các mạch máu của phổi vì tế bào nấm ăn lan vào. Ho ra máu là một triệu chứng làm bệnh nhân rất lo lắng và là chỉ định chính để can thiệp phẫu thuật cho bệnh nhân.

Việc phòng tránh các tác nhân gây bệnh nấm phổi thực sự rất khó khăn bởi chúng có ở khắp mọi nơi, từ nguồn nước, không khí... Theo các chuyên gia y tế, để chủ động phòng ngừa bệnh nấm phổi, chúng ta cần nâng cao sức đề kháng của mỗi cá nhân, chẳng hạn như thường xuyên luyện tập thể dục, ăn nhiều hoa quả, rau xanh.

Những bệnh nhân có nguy cơ cao bị nấm phổi cần được nâng cao nhận thức, nhanh chóng chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để lây lan ra cộng đồng.

Những đồ vật trong nhà cần được lau chùi sạch sẽ, tránh để bị nấm mốc, sắp xếp đồ đạc gọn gàng tránh để bị ẩm ướt.

Cần phải cạo đi và phủ sơn đối với những đoạn tường bị ẩm mốc. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh tình trạng thực phẩm rơi vãi trong nhà. Nên mang khẩu trang khi vệ sinh nhà cửa nhằm tránh hít phải nấm.

Bệnh nhân bị bệnh nấm phổi thường rất khó chẩn đoán, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm khác ở phổi bởi các biểu hiện của bệnh thường không điển hình và rất giống với triệu chứng của tình trạng viêm phổi khác. Vì vậy, khi phát hiện ra bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Tin cùng chuyên mục

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học "Liệu pháp Nội tiết Mãn kinh".

‘Gỡ khó’ cho chị em phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên

(PLVN) - Theo ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), suy giảm nội tiết dẫn đến tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Thế nhưng mọi người không nên có ý thức “cam chịu”, bỏ qua và không quan tâm đến vấn đề đó...

Đọc thêm

Giám sát nghiêm ngặt bếp ăn tập thể để bảo đảm an toàn thực phẩm

Chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, nhất là các căng tin, nhà ăn tại trường học. (Ảnh minh họa. Nguồn: VGP)
(PLVN) - Những vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra liên quan đến học sinh, sinh viên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, nhất là các căng tin, nhà ăn tại trường học. Tình trạng này không chỉ đe dọa sức khỏe của học sinh, sinh viên mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Y tế số chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Chuyển đổi số tạo sự thuận lợi cho người cao tuổi khi đến khám, chữa bệnh. (Hình minh họa - Nguồn: BHXH Việt Nam)
(PLVN) - Trong những năm qua, chuyển đổi số trở thành trọng tâm công tác của ngành Y tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng khoa học công nghệ góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân. Đặc biệt, với người cao tuổi, chuyển đổi số còn giúp ngành Y tế chủ động thích ứng với già hóa dân số, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Sử dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi

Sử dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi
(PLVN) - Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới, (World Mental Health Day) được tổ chức vào 10/10 hàng năm, để giáo dục, nâng cao nhận thức và ủng hộ sự nghiệp sức khỏe tâm thần. Nhân dịp ngày Sức khỏe tâm thần thế giới 2024, bài viết này giới thiệu dụng liệu pháp nghệ thuật và âm nhạc để tăng cường sức khỏe cảm xúc cho người cao tuổi.

Xét nghiệm độc chất vụ 6 học sinh ở TP HCM nhập viện

Những học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Dân trí)

(PLVN) - Liên quan vụ  6 học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3) có triệu chứng đau bụng sau bữa ăn bán trú tại trường, Sở Y tế TP HCM đã chỉ đạo các đơn vị điều tra dịch tễ, xét nghiệm độc chất nhằm ngăn chặn kịp thời, tránh để xảy ra các trường hợp ngộ độc tương tự.

Báo động số người trẻ nhập viện do nicotine, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ ra Nghị quyết cấm thuốc lá mới

Báo động số người trẻ nhập viện do nicotine, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ ra Nghị quyết cấm thuốc lá mới
(PLVN) - Chúng ta "trầy trật" gần 10 năm mới giảm được tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nhóm tuổi 13-17 xuống còn 2,78%, thế nhưng chỉ sau 2 năm, tỷ lệ này tăng gấp đôi. Chỉ tính riêng năm 2023, có tới 1.224 người, chủ yếu là giới trẻ, nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.