Nam Phi: Tổng thống khẳng định đã kiểm soát được tình hình và sẽ truy bắt những kẻ "đứng sau" vụ bạo động

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa khẳng định "không cho phéo tình trạng hỗn loạn và vô chính phủ diễn ra" tại Nam Phi (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa khẳng định "không cho phéo tình trạng hỗn loạn và vô chính phủ diễn ra" tại Nam Phi (Ảnh: Reuters)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa vào ngày ngày 16/7 vừa rồi đã thông báo rằng tình hình bất ổn hiện đã được kiểm soát và các khi vực bị ảnh hưởng đều đang dần hồi phục trở lại. Các cơ quan an ninh cũng đã xác định được một số người bị tình nghi xúi giục bạo lực trong tuần này ở Nam Phi.

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết, chính phủ của ông đang vô cùng lo ngại và đang làm mọi cách để giải quyết tình trạng bất ổn:”Chúng tôi sẽ không cho phép tình trạng hỗn loạn và vô chính phủ diễn ra ở đất nước này.” Bên cạnh đó, Tổng thống cũng khẳng định tất cả những vụ bạo loạn, cướp bóc này “đều là bị xúi giục”. Các cơ quan an ninh đã xác định được những kẻ chủ mưu đứng sau vụ bạo động và sẽ bị truy lùng triệt để.

Theo Tổng thống Ramaphosa, những kẻ chủ mưu đã lợi dụng điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và hoàn cảnh sống của nhiều người dân Nam Phi để khơi mào cho tình trạng bạo lực tại đất nước này.

Chính phủ Nam Phi cho biết, tới thời điểm hiện tại, tình hình đất nước đang dần ổn định hơn, các khu vực bị ảnh hưởng cũng đang được khôi phục trở lại. Tuy nhiên, sau khi kiểm soát được tình trạng bất ổn, chính phủ ông Ramaphosa cũng phải đối diện với những thiệt hại rất lớn về kinh tế - xã hội do cuộc bạo động và đại dịch COVID-19 gây ra.

Ngân hàng JPMorgan cho biết tình hình bất ổn sẽ khiến nền kinh tế Nam Phi sụt giảm 3% trong quý ba của năm và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong cả năm 2021 của quốc gia này. Người đứng đầu Cơ quan Thống kê Nam Phi, Risenga Maluleke, cho biết có thể mất nhiều năm để xây dựng lại cơ sở hạ tầng đã bị phá hủy, các doanh nghiệp nhỏ "sẽ khó vươn lên từ đống tro tàn", dẫn đến ngày càng nhiều người bị thất nghiệp.

Người dân cầm biểu ngữ khi Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đến thăm một trung tâm mua sắm bị phá hủy sau vụ bạo động (Ảnh : Reuters)

Người dân cầm biểu ngữ khi Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đến thăm một trung tâm mua sắm bị phá hủy sau vụ bạo động (Ảnh : Reuters)

Tình trạng thiếu hụt các mặt hàng thiết yếu cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Doanh nghiệp hậu cần nhà nước Transnet cho biết hoạt động tại các cảng Durban và Vịnh Richards đang được cải thiện mặc dù việc đóng cửa đường xá, tình trạng thiếu nhiên liệu và lương thực đang gây cản trở đến chuỗi cung ứng của họ. Tuy nhiên, Tổng thống Ramaphosa khẳng định sẽ không để xảy ra tình rạng thiếu lương thực, thực phẩm. Ông cũng kêu gọi người dân không nên mua đồ tích trữ.

Cedric Masondo, giám đốc điều hành của Sasria - một công ty bảo hiểm thuộc sở hữu nhà nước, cho biết rằng yêu cầu bồi thường thiệt hại và trộm cắp từ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi tình trạng bất ổn có thể lên tới 10 tỷ rand (693,77 triệu đô la), mức bồi thường cao nhất mà công ty từng phải trả.

Tổng thống thừa nhận rằng, đối với tình trạng bất ổn của Nam Phi hiện giờ, hệ thống an ninh quốc gia đã "không có khả năng và kế hoạch đầy đủ để phản ứng nhanh chóng và dứt khoát".

Đọc thêm

Tuyên bố đáng chú ý của Nga

Tuyên bố đáng chú ý của Nga
(PLVN) - Trong bối cảnh phương Tây thảo luận việc cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đưa ra tuyên bố: Nga có thể chuyển giao công nghệ hạt nhân cho "các quốc gia thù địch với Mỹ".

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua
(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.