Nam phi công bị nhồi máu cơ tim được cứu sống trong gang tấc

Nam phi công bị nhồi máu cơ tim hồi phục sau khi được can thiệp. Ảnh: BVCC
Nam phi công bị nhồi máu cơ tim hồi phục sau khi được can thiệp. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) vừa tiếp nhận bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau ngực giờ thứ ba, vật vã, khó thở, nguy cơ tử vong cao.

Bệnh nhân là nam phi công, quốc tịch Australia (61 tuổi), có tiền sử bệnh nhân bị tăng huyết ấp, hút thuốc lá và thừa cân.

Trước đó, Khoa Cấp cứu của bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng đau ngực giờ thứ ba, vật vã, khó thở. Các bác sĩ đã thăm khám, đo điện tim, hội chẩn khẩn cấp và nhận định bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, biến chứng rối loạn nhịp tim và sốc tim tiến triển, tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong cao.

Ngay sau khi được xử trí chống sốc, đặt máy tạo nhịp tim hỗ trợ, bệnh nhân được chuyển thẳng vào phòng thông tim để tiến hành thủ thuật can thiệp mạch cấp cứu.

Kết quả chụp mạch cho thấy bệnh nhân bị tắc hoàn toàn động mạch vành bên phải đoạn gần, mạch máu tổn thương xoắn vặn, vôi hóa nặng.

Sau gần 1 giờ thủ thuật, nhánh động mạch vành bị tắc đã được tái thông. Triệu chứng đau ngực của người bệnh giảm hẳn, tình trạng rối loạn nhịp và sốc tim cũng dần hồi phục.

Trung tá, BSCK 2 Lê Thanh Liêm, Phó chủ nhiệm phụ trách Khoa Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Quân y 175 cho biết, bệnh nhân được chuyển vào bệnh viện kịp thời nên cơ hội can thiệp, cứu sống cao hơn. Nam phi công đã được tái tưới máu trong "khung giờ vàng", tức trong khoảng 6 giờ kể từ lúc đau ngực. Qua đó cũng giúp người bệnh sớm hồi phục sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống và có khả năng quay trở lại với công việc của mình trước đó.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.