Năm Ngọ, kỳ vọng bất động sản trỗi dậy

(PLO) - Kinh tế năm Ngọ sẽ thế nào? Đi đều bước hay tăng tốc phi mã với sự thức tỉnh của thị trường bất động sản? Để giải đáp những câu hỏi này, chúng ta hãy cùng xem đâu là động lực, đâu là chiếc roi quất vào con tuấn mã năm 2014.
Năm Ngọ, kỳ vọng bất động sản trỗi dậy
Chuyện suy trầm năm Rắn
Đầu tuần, nhận được tin nhắn của ông bạn là doanh nhân rằng, trưa nay qua Từ Sơn (Bắc Ninh) uống rượu với thịt ngựa mừng tất niên. Tiễn năm con Rắn, đón năm Ngọ được uống rượu với thịt ngựa thật nhiều ý nghĩa. Không bỏ lỡ cơ hội, người viết dẹp bớt công việc tới điểm hẹn cùng mấy ông bạn tụ tập nâng ly với món mã nhục bàn chuyện mần ăn nhân tình thế thái năm Ngọ. 
Trước khi vào tiệc là cuộc trò chuyện về công việc năm qua thế nào và kỳ vọng năm mới ra sao. Dẫu trên các cương vị khác nhau nhưng tựu chung lại, chủ đề chính không thể bỏ qua là thị trường bất động sản. Chưa bao giờ thị trường bất động sản có sự suy trầm kéo dài như thời gian vừa qua. 
Cần lưu ý rằng, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong thời gian qua được khởi phát từ Mỹ cũng được bắt đầu bằng sự ế ẩm của thị trường bất động sản. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Sự rớt giá thê thảm của thị trường bất động sản đã kéo theo hàng chục ngành sản xuất khác chết yểu. Hàng ngàn dự án bị đắp chiếu, kéo theo đó là hàng chục ngàn doanh nghiệp bị đóng cửa và hàng trăm tỷ đồng vốn vay trở thành nợ xấu, nợ đọng như những cục máu đông làm tắc nghẽn hệ thống tiền tệ quốc gia.
Giám đốc một công ty cung ứng than (thuộc Tổng công ty than Đông Bắc) bày tỏ, một trong những khách hàng lớn của công ty anh là các nhà máy xi măng. Bất động sản ế chỏng ế chơ, các nhà máy xi măng hoạt động cầm chừng, vậy là than chất đống. May nhờ mấy ông thủy điện vẫn chạy nên còn bán túc tắc kiếm tý cháo cho anh em. 
Nhưng như vậy vẫn chưa đến nỗi nào, mấy ông làm xây lắp mới thê thảm hơn. Ông Nguyễn Gia Du, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây dựng công nghiệp, cho biết, không chỉ các công trình dân dụng của các doanh nghiệp bị ngưng trệ do thị trường xấu mà các công trình vốn Nhà nước triển khai cũng ì ạch. Ngân sách cũng phải “bóp bụng” kéo theo nguồn vốn giải ngân nhỏ giọt, cùng với đó là sự biến động của giá vật tư, vật liệu khiến các đơn vị thành viên phải thu hẹp hoạt động.
Ông Trần Sỹ Phước - Giám đốc Công ty cơ khí Việt Á, cho hay: Công ty của ông chuyên tham gia các gói thầu phụ phần cơ khí của các nhà máy thủy điện. Thị trường tài chính suy trầm, việc huy động vốn khó khăn trong khi nguồn vốn ngoại chảy chậm nên tiến độ của các nhà máy xây dựng thủy điện cũng rất chậm. Mấy năm vừa rồi, khối lượng công việc liên tục giảm, cùng với đó là doanh thu giảm. Từ cuối năm lại đây, lượng hợp đồng mới đang có xu hướng khá lên. 
FDI và sự hưng phấn của kinh tế toàn cầu
Cũng may, bên cạnh sự u ám của khối doanh nghiệp trong nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài được coi như là một điểm sáng. Cũng từ sự hưng phấn của kinh tế toàn cầu, dòng vốn FDI dường như đang chuyển động mạnh mẽ hơn. Với hơn 20 tỷ USD vốn đăng ký được cấp phép năm vừa qua đã mang lại nguồn sinh khí dồi dào cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây được coi là khối DN có chất lượng hoạt động tốt nhất và có những đóng góp quan trọng cho cả nền kinh tế. 
Đầu tư lớn vào các nhà máy lắp ráp điện tử, riêng tập đoàn Samsung đã chiếm hơn 20 tỷ USD về xuất khẩu, tương đương với hơn 14% của GDP nước nhà. Đầu tư FDI sẽ mang lại các lợi ích thiết thực như tạo việc làm cho nhân công, nâng cao chất lượng quản lý của doanh nhân Việt nhờ cạnh tranh, và có thể giúp nguồn cầu của chứng khoán và bất động sản phần nào. 
Chính vì thế, FDI là khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ tăng GDP luôn cao hơn tốc độ tăng của cả nước. Tỷ lệ đóng góp của khu vực này vào GDP đã đạt trên 20% vào năm 2013, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đây sẽ là nhân tố quan trọng trong năm con Ngựa khi dòng vốn FDI tiếp tục chảy mạnh.
Kỳ vọng năm Ngọ
Theo kinh nghiệm của kinh tế thế giới, chu kỳ suy thoái thường kéo dài trung bình khoảng 5 năm. Sự hưng phấn từ Mỹ, sự ổn định của EU và sự phục hồi mạnh mẽ của Nhật Bản cho thấy những nền kinh tế lớn đang bị chi phối bởi quy luật đó. Kinh tế Việt Nam non trẻ nên chúng ta có độ trễ so với kinh tế thế giới. 
Bà Trần Thục Anh, giám đốc một công ty thời trang, tiết lộ doanh nghiệp của bà đang tham gia sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ. 2013 có thể coi là năm được mùa của ngành may. Sự tăng trưởng nhanh của ngành này đã góp phần làm cho kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ lần đầu tiên vượt 25 tỷ USD. 
Năm Ngọ được kỳ vọng sẽ có sự trỗi dậy mạnh mẽ của bất động sản
 Năm Ngọ được kỳ vọng sẽ có sự trỗi dậy mạnh mẽ của bất động sản
Với khu vực, trước sự trỗi dậy mạnh mẽ, quyết liệt của Trung Quốc khiến Hoa Kỳ phải hành động. Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) ra đời để giúp Mỹ kết nối gần hơn với các nước châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có những quốc gia thân thuộc quan trọng như Nhật Bản, Australia và cả Việt Nam.
Kể từ khi gia nhập WTO năm 2005, Việt Nam luôn hưởng lợi xuất siêu từ giao thương với Mỹ. Xuất siêu tăng trưởng liên tục và trong năm 2013 đạt mức 22,5%. Lần đầu tiên xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ đạt kỷ lục gần 20 tỷ USD. Không dừng lại ở những thỏa thuận của WTO, hiệp định mới TPP được coi như món quà với Việt Nam, cũng là cơ hội mới cho sự tăng trưởng xuất khẩu của nước ta vào hai thị trường lớn - đầu tàu tăng trưởng Mỹ và Nhật Bản. 
Một điểm tích cực nữa của TPP là áp lực của công đoàn Hoa Kỳ về việc lập hội hay đình công, cũng như đòi hỏi về sự cải tổ khối doanh nghiệp nhà nước và nhu cầu về sự minh bạch của nhiều định chế.
Những chuyển biến này cũng thể hiện phần nào trong Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được dư luận rất hoan nghênh.
Khi khách đã tề tựu đông đủ, chủ nhà vốn là doanh nhân sành phong thủy đon đả mời khách vào vào mâm. Anh mở màn: Đặc tính của Ngọ là hỏa tinh nên rất lợi về đường đất cát (hỏa sinh thổ). Theo anh, những gì liên quan đến bất động sản trong năm Ngọ đều sẽ được phù trợ và phát triển tốt, sẽ tỏa sáng và chấm dứt thời kỳ u tối kéo dài nhiều năm qua. 
Nhận định này có vẻ như có lý với những gì đang diễn ra với nền kinh tế Việt Nam. Bữa tiệc đón năm Ngọ trở nên vui vẻ với một niềm tin mãnh liệt về sự thức tỉnh của thị trường bất động sản và những tín hiệu tích cực từ sự hưng phấn của nền kinh tế toàn cầu.
Theo Vietnamnet
Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.
Ảnh minh họa.

Đừng tùy tiện với tài sản công

(PLVN) -Lời biện hộ của một bị cáo từng là Chủ tịch UBND 1 tỉnh phía Nam Trung Bộ, trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219 Bộ luật Hình sự, mà TAND tỉnh này đang xử, khiến dư luận bất ngờ.
Ảnh minh họa.

Xu thế không thể khác

(PLVN) - Ngày 15/1 vừa qua, trong văn bản báo cáo với Quốc hội, đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết có nhiều ý kiến đề nghị cần sớm áp mức thuế cao hơn với người có nhiều nhà, đất.
Phát triển đô thị đang dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triên kinh tế - xã hội.

Ưu tiên hoàn thiện thể chế để phát triển đô thị

(PLVN) - Quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị đã và đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, hoàn thiện thể chế trong xây dựng và phát triển đô thị hiện được Bộ Xây dựng ưu tiên hàng đầu, Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Bùi Hồng Minh nhấn mạnh tại Hội nghị thường niên Hiệp hội các đô thị Việt Nam tổ chức ở Lâm Đồng, chiều 19/1.