Năm giải pháp thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cần cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo làm cơ sở để thực hiện chế độ tiền lương mới. (Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: mof.gov.vn)
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cần cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo làm cơ sở để thực hiện chế độ tiền lương mới. (Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: mof.gov.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội bổ sung, làm rõ một số vấn đề về thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn; Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 thuộc lĩnh vực Nội vụ. Trong đó, đáng chú ý là 5 giải pháp chủ yếu để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đồng bộ, kịp thời từ ngày 1/7/2024.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII (về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp), Chính phủ đã báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ để báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội (QH) về kết quả và lộ trình cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Từ ngày 1/7/2023, đã tăng mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng (tương ứng tăng 20,8%).

Điểm thuận lợi trong thực hiện cải cách chính sách tiền lương hiện nay là đã bố trí đủ nguồn ngân sách để triển khai đồng bộ cả 6 nội dung của chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết 27; đồng thời bảo đảm mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng của khu vực doanh nghiệp. Qua đó, tạo động lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

Đặc biệt, từ khi thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị đến nay, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở Trung ương đã giảm 17 tổng cục và tổ chức tương đương; giảm 8 cục và 145 vụ/ban thuộc tổng cục và thuộc Bộ. Ở địa phương giảm được 7 sở, 6 tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp tỉnh; 2.572 tổ chức cấp phòng và biên chế công chức giảm 10,01%, biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước giảm 11,67% là cơ sở tạo nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cũng cho biết một số khó khăn trong quá trình thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Cụ thể, Nghị quyết 27 đã xác định cải cách chính sách tiền lương từ năm 2021, nhưng do bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều khó khăn, đặc biệt là chịu tác động năng nề của đại dịch COVID-19 dẫn đến khó khăn trong việc bố trí nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách này. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị “là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương” làm cơ sở xây dựng bảng lương mới vẫn đang trong quá trình hoàn thiện…

Từ đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu ra 5 giải pháp chủ yếu để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đồng bộ, kịp thời từ ngày 1/7/2024. Nội dung đầu tiên là trình cấp có thẩm quyền thông qua danh mục vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.

Tiếp đến là tập trung triển khai Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, QH khóa XV về cải cách chính sách tiền lương ngay sau khi được QH thông qua. Ngoài ra, thực hiện các giải pháp tài chính để tạo nguồn bảo đảm thực hiện cải cách chính sách tiền lương bền vững; xây dựng quy định về cơ chế quản lý tiền lương mới của khu vực công trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và giảm số lượng người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước; cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo làm cơ sở để thực hiện chế độ tiền lương mới. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tạo đồng thuận xã hội, các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị về cải cách chính sách tiền lương; không để tình trạng lợi dụng tăng lương để tăng giá làm mất cân đối thị trường.

Cũng theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, năm 2024, sau khi cấp có thẩm quyền thông qua lộ trình cải cách chính sách tiền lương và các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới, Bộ sẽ tham mưu Chính phủ ban hành nghị định về chế độ tiền lương mới đối với đối tượng thuộc thẩm quyền của Chính phủ; phối hợp Ban Tổ chức Trung ương trình Ban Bí thư ban hành quyết định về chế độ tiền lương mới đối với khu vực Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; phối hợp với Ban Công tác đại biểu trình Ủy ban Thường vụ QH ban hành nghị quyết về chế độ tiền lương mới đối với đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của QH, Ủy ban Thường vụ QH.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Không thu phí, lệ phí đối với tổ chức, cá nhân phải thay đổi giấy tờ do sắp xếp đơn vị hành chính

Công an Quảng Ninh cấp căn cước cho người dân. (Ảnh minh họa: H.T)
(PLVN) - Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó yêu cầu không thu các loại phí, lệ phí của cá nhân, tổ chức phải thay đổi giấy tờ, thủ tục do sáp nhập đơn vị hành chính.

Dự thảo Nghị định về Quỹ giảm thiểu thiệt hại TNGT đường bộ: Bộ Công an đề xuất chi hỗ trợ nạn nhân tai nạn

Việc lập Quỹ giảm thiểu thiệt hại TNGT đường bộ sẽ huy động nguồn lực xã hội hóa trong và ngoài nước tập trung cho công tác hỗ trợ nạn nhân TNGT. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Bộ Công an đang dự thảo Nghị định quy định về nguồn hình thành, hoạt động chi, thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ. Theo đó, đề xuất chi hỗ trợ nạn nhân TNGT đường bộ không quá 10 triệu đồng/người chết, 5 triệu đồng/người bị thương; người giúp đỡ người bị TNGT được nhận 3 triệu đồng.

Những đối tượng không được hưởng thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết số 46/2024/NQ-HĐND của HĐND TP Hà Nội

Hình minh họa
(PLVN) - Vào ngày 10/12/2024, Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 46/2024/NQ-HĐND, quy định về chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố. Tuy nhiên, không phải tất cả đối tượng trong khu vực công đều được hưởng chính sách này.

Đề xuất bổ sung thêm 3 nhóm đối tượng hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Hình ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Nội vụ đã hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó bổ sung thêm 3 nhóm đối tượng hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi.

Hướng dẫn triển khai đặc xá năm 2025

Hội đồng tư vấn đặc xá hướng dẫn triển khai đặc xá năm 2025 - Ảnh minh họa
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá đã ký ban hành Hướng dẫn số 21/HD-HĐTVĐX về việc triển khai thực hiện Quyết định số 266/2025 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2025 (Hướng dẫn).

Giảm tiết dạy cho giáo viên

Ảnh minh họa

(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) mới ban hành Thông tư 05 quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học, trong đó điểm đáng lưu ý là chế độ giảm định mức tiết dạy.

Đề nghị tạm dừng giải quyết chế độ cho cán bộ không tái cử

Trụ sở Bộ Nội vụ
(PLVN) - Bộ Nội vụ đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị tạm thời chưa thực hiện giải quyết chế độ, chính sách đối với các đối tượng đang công tác ở cấp xã, cấp huyện thuộc phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Nghị định số 177/2024, kể từ 5/3/2025.