Nam Định: Những quyết định theo kiểu “sinh con rồi mới sinh cha”

Gần 10 năm, Dự án chỉ dừng lại ở… tấm biển này
Gần 10 năm, Dự án chỉ dừng lại ở… tấm biển này
(PLO) - Thời gian qua, hàng chục hộ dân phường Lộc Hạ - TP Nam Định liên tục có đơn khiếu nại việc UBND tỉnh Nam Định đã có nhiều sai phạm khi thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trong quá trình triển khai xây dựng khu đô thị mới tại địa phương này…
Một dự án được triển khai từ năm 2004 và cũng từ đó người dân bị thu hồi đất. Cho rằng việc thu hồi đất có khá nhiều quyết định không rõ ràng gây thiệt hại cho bà con nên nhiều năm qua người dân liên tục khiếu nại…
Ban hành quyết định vượt thẩm quyền
Trong đơn gửi PLVN, 22 hộ dân phường Lộc Hạ cho biết: Dự án Khu đô thị (KĐT) Thống Nhất được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt từ năm 2004 với tổng  diện tích 63,9ha tọa lạc tại trung tâm TP. Nam Định, nằm trên hành lang tuyến Quốc lộ 10 (đi Thái Bình, Hải Phòng) và Quốc lộ 21. 
Đến nay, đã gần 10 năm KĐT đâu không thấy mà chỉ thấy những sai phạm trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trong quá trình triển khai xây dựng khu đô thị mới gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân bị thu hồi đất. 
Ngày 26/5/2004, UBND tỉnh Nam Định ban hành Quyết định 1223 thu hồi đất của các hộ dân trên địa bàn phường Lộc Hạ. Tuy nhiên, đến ngày 30/6/2004, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định 732/QĐ-TTg giao đất để thực hiện dự án.
Các hộ dân tại phường Lộc Hạ cho rằng, chiếu theo những quy định của nhà nước thì thẩm quyền giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối thì phải do Chính phủ ra quyết định. Như vậy, Quyết định 1223 ngày 26/5/2004 của UBND tỉnh Nam Định thu hồi đất để giải phóng mặt bằng xây dựng KĐT Thống Nhất không đúng thẩm quyền, trái với quy định của Luật Đất đai 1993 (sửa đổi bổ sung 1998-2001).
Trước đó, UBND tỉnh Nam Định có Tờ trình 54/VP3 ngày 13/5/2004 và 66/VP3 ngày 15/5/2004 xin Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh phê duyệt phương án bồi thường theo Nghị định 22/NĐ-CP ngày 24/4/1998. Trong khi chưa có sự đồng ý của Thủ tướng thì ngày 01/6/2004 UBND tỉnh Nam Định đã ra Quyết định số 1260/2004 phê duyệt phương án đền bù GPMB KĐT mới này. 
Trên thực tế, đến ngày 08/6/2004 Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 609/QĐ-TTg, giao cho chủ đầu tư xây dựng tuyến đường chính (đường 52m và đường 33m) và giao UBND tỉnh Nam Định lựa chọn chủ đầu tư, hướng dẫn việc bồi thường cho chủ sử dụng đất. Sau đó, ngày 30/6/2004 Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định 732/QĐ-TTg, giao đất cho tỉnh Nam Định để thực hiện dự án xây dựng KĐT mới.
Xin Thủ tướng một đường, tỉnh làm một nẻo
Ngoài ra, UBND tỉnh Nam Định vi phạm nghiêm trọng trong việc thành lập Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng (ĐBGPMB). Mặc dù chưa có cơ sở nào nhưng UBND tỉnh Nam Định đã có quyết định thành lập Hội đồng ĐBGPMB trước khi có quyết định thu hồi đất. Hơn nữa, trong thành phần Hội đồng này còn thiếu tới 3/6 thành viên.
Các hộ dân cho biết, từ khi có kế hoạch xây dựng KĐT mới tại phường Lộc Hạ - TP. Nam Định cho đến khi có Quyết định số 01/2004 ngày 01/01/2004 về việc phê duyệt quy hoạch, kế hoạch thu hồi đất thì khi ban hành Quyết định thu hồi đất, UBND tỉnh Nam Định đều không công khai và lấy ý kiến của nhân dân tại khu Đông Mạc cũng như không được Hội đồng nhân dân thông qua. Sau bốn tháng kể từ khi ra Quyết định thu hồi đất thì phải đến ngày 24/9/2004 UBND TP Nam Định mới về họp với các hộ dân khu Đông Mạc, phường Lộc Hạ để công bố chủ trương đầu tư, quy hoạch xây dựng khu đô thị mới.
Đáng nói hơn, mặc dù xin Thủ tướng Chính phủ cho phép trả bồi thường, giải phóng mặt bằng theo Nghị định 22, nhưng UBND tỉnh Nam Định không thực hiện đúng nghị định này. Cụ thể, khi quyết định giá đất để tính đền bù, tỉnh áp giá cho toàn dự án là Bắc sông Đào và Nam huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản, xác định là giá đất nông nghiệp, nông thôn với đơn giá 19.300 đồng/m2. Trong khi đó, theo Nghị định số 17/2004/NĐ-CP ngày 09/01/2004 của Chính phủ quy hoạch xã Lộc Hạ trở thành phường Lộc Hạ nên phải được đền bù đất theo giá đất của đất nông nghiệp trong đô thị. 
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, khi đền bù thu hồi đất, UBND tỉnh Nam Định đã không thực hiện việc nhân hệ số K (là hệ số quan hệ tỷ lệ giữa giá đất tính theo khả năng sinh lợi) và cũng không tính giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường. 
Đối với việc hỗ trợ khi thu hồi đất, UBND tỉnh Nam Định không áp dụng quy định hướng dẫn xử lý vướng mắc trong công tác, đền bù giải phóng mặt bằng như: Tính bình quân nhân khẩu cho một hộ gia đình có 2 khẩu thì x 150.000 đồng/1 tháng nhưng thực tế tại địa phương, mỗi hộ gia đình có từ 4 đến 7 khẩu và các hộ dân cũng không được nhận được một đồng nào từ mức hỗ trợ; Về hỗ trợ ổn định đời sống, chuyển đổi nghề nghiệp thực tế các hộ bị thu hồi từ 70% đến 100% diện tích đất nhưng tỉnh chỉ báo cáo là 50%.
Sai phạm này đã được Thanh tra tỉnh Nam Định xác minh và đã kết luận tại Báo cáo số 18 ngày 09/02/2006: “Qua thanh tra cho thấy, đối với dự án này, tài liệu hiện có đối chiếu với các qui định tại thời điểm UBND tỉnh phê duyệt thì Thanh tra tỉnh Nam Định nhận thấy: phần hỗ trợ đối với các hộ dân bị thu hồi đất tại thôn Đông Mạc, phường Lộc Hạ, TP Nam Định do hội đồng thẩm định trình UBND tỉnh Nam Định phê duyệt là không sát với thực tế, mức hỗ trợ do hội đồng thẩm định trình Tỉnh phê duyệt là vận dụng không có căn cứ sát thực… Căn cứ vào hồ sơ, tài liệu hiện có UBND tỉnh Nam Định phải ra quyết định thu hồi Quyết định 1260 ngày 01/06/2004, dẫn tới tình hình sẽ rất phức tạp”. 

Đọc thêm

Ngành Đường sắt: Lên kế hoạch bảo đảm an toàn chạy tàu trước mùa mưa bão

Ngành Đường sắt chuẩn bị sẵn sàng cho mùa mưa bão sắp tới. (Ảnh minh họa: GH)
(PLVN) -  Nhằm chủ động ứng phó với tình hình mưa, bão có thể xảy ra trong thời gian tới, Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Xây dựng) vừa yêu cầu Tổng Công Đường sắt Việt Nam và các Công ty cổ phần Đường sắt, Công ty cổ phần Trung tâm tín hiệu đường sắt kiểm tra các công trình, các vị trí xung yếu có nguy cơ mất an toàn do mưa, lũ gây ra và gia cố bảo đảm an toàn chạy tàu.

Xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, an toàn cho người dân

Xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, an toàn cho người dân
(PLVN) - Trong bối cảnh tai nạn giao thông (TNGT) vẫn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, việc tăng cường đầu tư và phát triển hệ thống giao thông hiện đại vô cùng cần thiết. Đây được cho là giải pháp bền vững nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu tai nạn và xây dựng một môi trường giao thông an toàn hơn cho người dân.

Kiên Giang và ACV tăng cường phối hợp phát triển hạ tầng hàng không, hướng tới APEC 2027

Ông Nguyễn Thanh Nhàn - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang tại buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 10/6, UBND tỉnh Kiên Giang đã có buổi làm việc với Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) nhằm trao đổi và thống nhất các nội dung liên quan đến quy hoạch, đầu tư, quản lý và khai thác các cảng hàng không trên địa bàn tỉnh, nhất là Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc và Cảng hàng không Rạch Giá.

Hải Dương: Tai nạn giao thông giảm sâu cả 3 tiêu chí

So với cùng kỳ năm 2024, tai nạn giao thông giảm sâu cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và bị thương). (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trong 5 tháng đầu năm 2025, tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương có nhiều chuyển biến tích cực. So với cùng kỳ năm 2024, tai nạn giao thông giảm sâu cả 3 tiêu chí. Công tác xử lý vi phạm có trọng tâm, trọng điểm, bám sát chuyên đề, địa bàn, khung giờ phức tạp đã góp phần trực tiếp vào việc kéo giảm tai nạn giao thông của địa phương.

Hà Nội: Xây dựng lộ trình chuyển đổi toàn bộ phương tiện sang dùng năng lượng sạch

Ông Nguyễn Mạnh Quyền (ngoài cùng bên trái) trao đổi với các đại biểu dự khai trương tuyến buýt điện số 43. (Ảnh: Tuấn Cao)
(PLVN) - Trao đổi với báo chí tại buổi khai trương tuyến buýt điện số 43 của Công ty TNHH Dịch vụ vận tải sinh thái VinBus ngày 5/6, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho hay TP đang xây dựng lộ trình chuyển đổi toàn bộ xe buýt nói riêng và tất cả phương tiện nói chung sang dùng năng lượng xanh, sạch.

Bình Dương: Đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Một đoạn đường Vành đai 4 TP HCM đoạn qua Bình Dương. (Ảnh: Duy Trường)
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Dương đang tích cực đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) để triển khai thi công các công trình trọng điểm như dự án đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đường Vành đai 4 TP HCM và các dự án thành phần liên quan.