Năm đại hạn của hãng hàng không Maylaysia Airline

Các chuyên gia nhận định năm 2014 là năm đại hạn của hãng hàng không Maylaysia Airline. Ảnh Reuters
Các chuyên gia nhận định năm 2014 là năm đại hạn của hãng hàng không Maylaysia Airline. Ảnh Reuters
(PLO) -Ngay sau khi thông tin chiếc máy bay Boing 777 số hiệu MH17 bị tên lửa đối không BUK bắn hạ làm 298 người chết cổ phiếu của hãng hàng không Maylaysia Airline đã giảm 16%. 
Ngày 17/7 vừa qua, hãng hàng không Maylaysia Airline đã phải đón nhận một thảm họa hàng không khủng khiếp khi chiếc máy bay Boing 777 số hiệu MH17 bay ngang qua miền đông Ukraine bị tên lửa đối không BUK bắn hạ khiến toàn bộ 298 người thiệt mạng. 
Trên chuyến bay định mệnh có tới 154 người quốc tịch Hà Lan, Maylaysia có 43 người, Úc 27 người, Indonesia 12 người, Anh 9 người, Đức 4 người, Bỉ 4 người, Philippines 3 người, Canada 1 người…với hàng trăm chuyên gia, trẻ em.
Theo đó, ngay sau khi MH17 bị bắn rơi thì cổ phiếu của Malaysian Airline đã lao dốc 16%, và khiến mức sụt giảm tính từ đầu năm hiện đã lên tới gần 40%. Chỉ số chứng khoán cũng giảm 0,6%, đồng ringgit của Malaysia mất giá 0,4% so với USD.
Số hành khách đi Maylaysia Airline cũng giảm 4% trong tháng 5. Tỷ lệ lấp đầy số ghế chỉ đạt hơn 68% thấp hơn nhiều so với trước đó. Ngành du lịch của nước này đang sụt giảm nghiêm trọng bởi các khách hàng nước ngoài không chọn đi các chuyến bay của hãng hàng không Maylaysia Airline.
Sự việc đã khiến uy tín của hãng hàng không Maylaysia Airline đi xuống trầm trọng. Nhiều chuyên gia gọi đây là những cú sốc sinh tử của một hãng hàng không.
Đây là một cú sốc về tài chính lớn thứ 2 sau vụ máy bay MH370 mất tích bí ẩn hồi tháng 3/2014 trên máy bay có 239 hành khách.
Trước đó tháng 3/2014, sự kiện máy bay MH370 mất tích bí ẩn đã khiến Maylaysia Airline đứng trước nguy cơ kiện tụng và có thể phải bồi thường hàng triệu USD. Khi thân nhân các nạn nhân trong vụ mất tích máy bay đã bắt đầu nguôi ngoai nhận tiền bồi thường thì thảm họa thứ hai bắt đầu ập đớn với hãng hàng không này.
Thủ tướng Maylaysia, ông  Malaysia Najib Razak cho biết ông đã rất sốc khi nghe tin máy bay MH17 bị bắn rơi ở miền đông Ukraine và đã cho  điều tra khẩn cấp vụ việc.
Trong khi đó Bộ trưởng Giao thông Maylaysia, ông  Liow Tiong-lai đang ở thăm Bắc Kinh. Theo lịch trình ông có gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh về việc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 nhưng khi nghe tin về MH17 ông đã bay gấp về Kuala Lumpur để xử lý vụ chiếc máy bay MH17 bị bắn hạ.
Toàn bộ 298 người trên chuyến bay xấu số MH17 đã thiệt mạng. Ảnh Reuters
Toàn bộ 298 người trên chuyến bay xấu số MH17 đã thiệt mạng. Ảnh Reuters
 Hai thảm họa ập tới trong một thời gian ngắn đã khiến Maylaysia Airline ngập trong khủng hoảng tài chính. Theo các chuyên gia phân tích, hãng hàng không Maylaysia Airline đang đứng trước nguy cơ thua lỗ, phá sản khi liên tiếp từ năm 2011 đến nay hãng đã thua lỗ đến 1,4 tỉ USD. Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ hãng hàng không này có thể sẽ rơi xuống vực thẳm.
Theo hãng thông tấn CNN, các chuyên gia nhận định năm nay là năm đại hạn của hãng hàng không Maylaysia Airline khi mới chỉ nửa đầu năm 2014 mà đã có 2 vụ thảm họa hàng không xảy ra cùng hàng chục các sự cố nguy hiểm khác…
“Trong vòng một thời gian ngắn mà một hãng hàng không phải mất hai chiếc máy bay. Đây là một sự vụ hi hữu chưa có tiền lệ trong lịch sử hàng không hiện đại”, ông Ted.Gavin nhận định trên CNN./.

Tin cùng chuyên mục

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.