Năm 2024, hoàn thành tối thiểu 130.000 căn hộ nhà ở xã hội

Năm 2024, hoàn thành tối thiểu 130.000 căn hộ nhà ở xã hội
(PLVN) - Năm 2024, Chính phủ tập trung chỉ đạo ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (6 - 6,5%), bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, năm 2024 hoàn thành tối thiểu 130.000 căn.

Niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước không ngừng được củng cố

Sáng 24/1, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam lần thứ 9, khóa IX, nhiệm kỳ 2019-2024.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam cho biết, Hội nghị UBTƯ MTTQ Việt Nam lần thứ 9, khóa IX được tiến hành trong thời điểm đất nước ta tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, GDP tăng trưởng 5,05% thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và thế giới. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của nhân dân ổn định, từng bước được nâng lên...

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt được kết quả quan trọng. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước không ngừng được củng cố và tăng cường.

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV vừa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), ban hành Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, cơ bản tháo gỡ được các nút thắt để thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước tiếp tục phát triển. Đặc biệt, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW về “Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”. Đó là cơ sở chính trị đặc biệt quan trọng để MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên tập hợp, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Cùng với những thành tựu to lớn của đất nước ta, năm 2023, hệ thống Mặt trận các cấp tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhất là 10 sự kiện nổi bật đã được hệ thống Mặt trận bình chọn từ cơ sở.

Thông tin về kết quả tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 và phương hướng năm 2024, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nêu rõ, năm 2024, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo sâu sát, kịp thời của Trung ương Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự chủ động, tích cực, đồng hành, phối hợp chặt chẽ của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, chủ động, kịp thời, sát thực tiễn của Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương..., tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi, tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Việt Nam tiếp tục là điểm sáng của kinh tế thế giới.

Triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2023 các hoạt động công tác của UBTƯ MTTQ Việt Nam đều được tập trung triển khai, đạt được những kết quả quan trọng trong cả 5 nhóm chức năng, nhiệm vụ như: công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp Nhân dân; củng cố, tăng cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được triển khai có hiệu quả.

Công tác vận động Nhân dân thi đua học tập, lao động sáng tạo, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước được triển khai tích cực, sáng tạo, thiết thực. Trong đó vận động Quỹ “Vì người nghèo” và an sinh xã hội được trên 2.750 tỷ đồng, giúp đỡ xây mới và sửa chữa được hơn 19.600 căn nhà Đại đoàn kết; hỗ trợ trên 1,2 triệu lượt người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về khám chữa bệnh…

Thực hiện dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tăng cường giám sát và phản biện xã hội, tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, trong đó chủ trì thực hiện 6 nội dung giám sát, tổ chức gần 7.200 cuộc phản biện xã hội; trên 1.300 cuộc đối thoại...

Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2024, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ, Chính phủ tập trung chỉ đạo ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (6 - 6,5%), giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát (4 - 4,5%), bảo đảm các cân đối lớn; giữ ổn định giá trị đồng Việt Nam; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95% kế hoạch; kiểm soát chặt chẽ bội chi NSNN, các chỉ tiêu an toàn nợ công trong giới hạn cho phép, cắt giảm chi thường xuyên 5%...

Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, phấn đấu hoàn thành mục tiêu có 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025; tập trung đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực trong lĩnh vực công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, chíp bán dẫn gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, quan tâm phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 42 của Trung ương về chính sách xã hội; triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững theo hướng đa chiều, bao trùm, “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, năm 2024 hoàn thành tối thiểu 130 nghìn căn. Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; chủ động, dự phòng, kiểm soát tốt dịch bệnh...

Cũng theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, trong năm 2024, Chính phủ tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp. Tăng cường, củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế…

“Để thực hiện thắng lợi được các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nêu trên không thể thiếu được vai trò đặc biệt quan trọng của MTTQ Việt Nam - là nơi hiệu triệu, quy tụ, tập hợp nhân dân thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững chắc, chung sức, chung lòng quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ chính trị vẻ vang của Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.