Năm 2024: Có thể đạt được mức tăng GDP 7,0%

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị khẩn trương cụ thể hóa, đưa các Luật, Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua vào cuộc cuộc sống. (Ảnh minh họa - VNEconomy)
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị khẩn trương cụ thể hóa, đưa các Luật, Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua vào cuộc cuộc sống. (Ảnh minh họa - VNEconomy)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều nhận định cho thấy, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam đang nghiêng về kịch bản tích cực và trong kịch bản lạc quan, tăng trưởng cả năm nay có thể vượt mục tiêu cận trên của Chính phủ và có thể đạt được mức tăng 7,0%.

Động lực tăng trưởng ở khu vực sản xuất

Báo cáo chuyên đề tháng 8: “Việt Nam - Giữ nhịp tăng trưởng” vừa được Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt công bố mới đây nhận định, nền kinh tế đã đạt được mức tăng trưởng khả quan 6,4% trong nửa đầu năm. Trong kịch bản cơ sở, tổ chức này vẫn bảo lưu dự báo tăng trưởng đầu năm 2024 ở mức 6,5%. Theo đó, tăng trưởng kinh tế quý III và quý IV có thể ổn định ở mức 6,6 - 6,8%.

“Theo quan sát của chúng tôi, triển vọng tăng trưởng đang nghiêng về chiều hướng tích cực khi các dữ liệu kinh tế tháng 7 cho thấy động lực tăng trưởng ở khu vực sản xuất đang mạnh mẽ. Cụ thể, sản xuất công nghiệp tăng 11,2% so với cùng kỳ, trong khi chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tiếp tục duy trì ở mức cao là 54,7 điểm” - Rồng Việt nhận định.

Tổ chức này cũng quả quyết, trong kịch bản lạc quan, tăng trưởng cả năm nay có thể vượt mục tiêu cận trên của Chính phủ và đạt được mức tăng 6,7 - 7,0%. Trái lại, kịch bản tiêu cực với xác suất xảy ra thấp hơn là nền kinh tế tăng chậm lại từ quý IV do nhu cầu nhập khẩu của Mỹ suy giảm nhanh chóng dẫn đến xuất khẩu và sản xuất của Việt Nam giảm tốc.

Về lạm phát, Rồng Việt cho rằng quý II đã tăng 4,4% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 3,8% của quý I, chủ yếu là do phản ánh thay đổi mạnh theo năm của một số mặt hàng thực phẩm (giá gạo, giá thịt heo,…). Tuy nhiên, mức tăng theo tháng của chỉ số giá tiêu dùng khá thấp, bình quân chỉ 0,2% trong 4 tháng gần nhất. Đồng thời, khoảng cách giữa lạm phát chung và lạm phát lõi đang mở rộng.

“Chúng tôi cho rằng lạm phát có thể “hạ nhiệt” dần từ tháng 8 do mức nền cao của cùng kỳ. Mặc dù vậy, áp lực lạm phát trong các tháng cuối năm sẽ được thúc đẩy bởi sự điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý (điện, giáo dục, y tế), ảnh hưởng của tỷ giá lên các mặt hàng nhập khẩu (xăng dầu) và tác động của cải cách tiền lương. Do đó, chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo lạm phát năm 2024 từ mức 3,5% lên 3,8%” - chuyên gia Rồng Việt đưa ra dự báo mới.

Khai thác tối đa các động lực tăng trưởng

Trước đó, tại Hội nghị Chính phủ với địa phương hôm 6/7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng GDP năm 2024.

Cụ thể, với kịch bản 1, tăng trưởng cả năm đạt 6,5% (cận trên mục tiêu Quốc hội quyết nghị). Để đạt được con số này, tăng trưởng quý III chỉ cần đạt 6,5%, và quý IV là 6,6%, thấp hơn kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP (6,7% và 7,0%); Kịch bản 2, tăng trưởng cả năm đạt 7%. Theo đó thì tăng trưởng quý III phải đạt 7,4%, quý IV phải đạt 7,6%, cao hơn kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP 0,7 điểm phần trăm và 0,6 điểm phần trăm.

Bộ KH&ĐT kiến nghị lựa chọn kịch bản tăng trưởng cả năm 6,5 - 7%, phấn đấu đạt mức cao 7% dựa trên 6 yếu tố: Thứ nhất, xu hướng tăng trưởng tích cực từ các khu vực kinh tế; Thứ hai, đầu tư tư nhân và doanh nghiệp nhà nước phục hồi nhanh hơn, đầu tư FDI duy trì được đà tăng trưởng tích cực; Thứ ba, duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhất là việc tập trung vào các thị trường lớn có dấu hiệu chậm lại như Trung Quốc, Nhật Bản…; Thứ tư, du lịch và tiêu dùng tăng trưởng nhanh hơn, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu thu hút khách du lịch quốc tế; Thứ năm, các chính sách, quy định pháp luật mới chuẩn bị ban hành và có hiệu lực; Thứ sáu, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nỗ lực, quyết tâm của các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các địa phương đầu tàu kinh tế như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương...; nếu các địa phương này tăng trưởng cao hơn, sẽ giúp tăng trưởng cả nước vượt 6,5%.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng này, Bộ KH&ĐT kiến nghị: khẩn trương cụ thể hóa, đưa các Luật, Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 vào cuộc sống; Nhanh chóng ban hành, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn ở cả Trung ương và địa phương trong tháng 7 để có thể áp dụng ngay các Luật: Đất đai, Kinh doanh bất động sản, Nhà ở từ ngày 1/8/2024; tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ và làm mới các động lực tăng trưởng về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu; khai thác tối đa các động lực tăng trưởng mới từ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; chú trọng làm tốt công tác an sinh xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường; phòng cháy, chữa cháy; nâng cao chất lượng dự báo, chủ động phòng, chống thiên tai, bão lũ, thiếu nước, xâm nhập mặn…

Tại báo cáo Vietnam at a glance do HSBC vừa phát hành. Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC đánh giá hoạt động thương mại trong tháng 7 của Việt Nam tiếp tục mạnh mẽ hơn nhưng cần thêm thời gian để lan tỏa tích cực sang các lĩnh vực trong nước; đồng thời dự báo tốc độ tăng lạm phát sẽ xuống thấp đáng kể trong nửa cuối năm 2024, kéo lạm phát bình quân nằm trong khoảng 3,6% cho cả năm 2024, trong khi tăng trưởng GDP cả năm 2024 dự báo ở mức 6,5% - mức nhanh nhất trong ASEAN.

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...