Năm 2022 Yên Bái có trên 8.700 hộ thoát nghèo

Năm 2022, Yên Bái có 10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Năm 2022, Yên Bái có 10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
(PLVN) - Thực hiện 3 chương trình MTQG, Yên Bái đã giải ngân được 92,7 tỷ đồng đạt 14,4%, dự kiến có trên 8.700 hộ thoát nghèo, đạt tỉ lệ giảm nghèo 5 – 6% trong năm 2022.

Hôm 14/11, Đoàn kiểm tra, giám sát, do ông Hầu A Lềnh làm trưởng đoàn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, đã có buổi làm việc với tỉnh Yên Bái về tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2022.

Theo báo cáo của tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện chính sách của Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ, tỷ lệ vốn ngân sách thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Yên Bái đã ban hành các nghị quyết thực hiện 3 chương trình MTQG và giải ngân trên 92,7 tỷ đồng, bằng 14,4% vốn đầu tư phát triển.

Đối với chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Yên Bái đã hỗ trợ và huy động các nguồn lực xã hội hóa nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Trong 10 tháng của năm 2022, các hộ nghèo Yên Bái đã được hộ trợ về cây, con giống, công cụ sản xuất, phương tiện tiếp cận thông tin, xây dựng chuồng trại, công trình nước sạch, vệ sinh môi trường, với tổng giá trị ước đạt trên 9,2 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Yên Bái ưu tiên các nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số kết hợp với các chương trình mục tiêu khác để tối ưu hóa MTQG về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Trong năm 2022, tỉnh phấn đấu đạt mục tiêu giảm nghèo từ 5 - 6%, có trên 8.700 hộ thoát nghèo.

Liên quan chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trong năm 2022, Yên Bái dự kiến có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, vượt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh cũng có thêm 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Thông tin tại buổi làm việc, ông Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, cho biết mặc dù được giao muộn hơn so với các nguồn khác nhưng tỉnh đã tập trung, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ và đặt ra mục tiêu phấn đấu giải ngân hết kế hoạch vốn trong năm 2022, đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao. Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cũng mong muốn đoàn công tác xem xét, nghiên cứu đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của tỉnh, đề nghị các bộ, ngành Trung ương tháo gỡ vướng mắc cho tỉnh.

Phát biểu kết luận, ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG, đánh giá Yên Bái đã chủ động và kịp thời bám sát chỉ đạo của Trung ương và có sự phân công nhiệm vụ, quy chế làm việc. Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đề nghị UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo các sở, ngành bổ sung thêm thông tin trong thực hiện 3 chương trình MTTQ như công tác tuyên truyền, chỉ đạo điều hành, phối hợp, dự báo khả năng giải ngân.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.