Năm 2018, Triều Tiên sẽ tìm cách đàm phán với Mỹ?

Cờ Triều Tiên tại phái đoàn thường trực của nước này tại Geneva
Cờ Triều Tiên tại phái đoàn thường trực của nước này tại Geneva
(PLO) - Bộ Thống nhất Hàn Quốc trong một báo cáo công bố ngày 26/12 nhận định Triều Tiên sẽ tìm cách mở các cuộc đàm thương thảo với Mỹ về chương trình vũ khí của nước này trong năm tới, đồng thời theo đuổi việc nối lại quan hệ hữu nghị với Hàn Quốc. 

Theo Reuters, báo cáo dự báo năm 2018 của Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho rằng, trong khi tìm cách đàm phán với Mỹ, Triều Tiên cũng sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi nỗ lực để được công nhận là một quốc gia có vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, báo cáo không đưa ra lý do dẫn tới kết luận như vậy. Bộ Thống nhất Hàn Quốc cũng dự báo Triều Tiên sẽ tìm cách để giảm thiểu tác động của các lệnh trừng phạt. “Các biện pháp đối phó sẽ được tiến hành để đối phó với các tác động của những lệnh trừng phạt, trong đó có việc giảm khối lượng thương mại và dòng ngoại tệ, giảm sản lượng ở từng bộ phận của nền kinh tế”, báo cáo cho biết. 

Báo cáo của Hàn Quốc được đưa ra sau khi HĐBA LHQ hôm 22/12 đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới, nghiêm ngặt hơn với Triều Tiên sau vụ thử tên lửa đạn đạo gần đây của nước này. Hiện, các nhà ngoại giao Mỹ tuyên bố vẫn đang tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho vấn đề Triều Tiên nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng việc đàm phán là vô ích và rằng Bình Nhưỡng phải cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân trước khi bước vào đàm phán. 

Trong một diễn biến có liên quan, CNN ngày 26/12 dẫn thông cáo báo chí của Chính phủ Hàn Quốc cho biết, tại cuộc họp nội các diễn ra cùng ngày, Chính phủ Hàn Quốc đã nhất trí thành lập Cục chính sách Triều Tiên trực thuộc Bộ Quốc phòng để giám sát và đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên. Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, việc thành lập đơn vị nói trên là một phần của kế hoạch tái cấu trúc lớn hơn nhằm đối phó tốt hơn với những đe dọa xuyên biên giới từ Triều Tiên.

Quyết định của giới chức Hàn Quốc được đưa ra trước những kêu gọi lực lượng vũ trang của nước này đứng ra thành lập “tháp kiểm soát” để giải quyết vấn đề Triều Tiên trong bối cảnh mối đe dọa từ Triều Tiên đã trở thành một chủ đề ngày càng được chú ý trong năm 2017, khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã thúc đẩy nhiều tiến bộ đáng kể trong chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa của nước này. “Chúng tôi hy vọng Chính phủ sẽ tạo được động lực để thúc đẩy các chính sách hiện nay, trong đó có phi hạt nhân hóa Triều Tiên và xây dựng lòng tin giữa quân đội liên Triều”, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Choi Hyun-soo cho hay. Tuy nhiên, CNN nhận định, hiện chưa rõ tuyên bố của Hàn Quốc sẽ đưa tới thay đổi như thế nào. “Tôi nghĩ tuyên bố này nhấn mạnh vào tính ngăn chặn và đàm phán quân sự hay hợp tác liên Triều”, ông John Delury – Giáo sư tại trường Đại học Yonsei ở Seoul, nhận định.

Cũng trong ngày 26/12, tờ Joongang Ilbo của Hàn Quốc dẫn một nguồn tin trong Chính phủ nước này cho biết, Triều Tiên đã chế tạo xong vệ tinh mới có tên Kwangmyongsong-5 và chuẩn bị phóng vệ tinh được trang bị các máy ảnh và thiết bị viễn thông này vào quỹ đạo. Trước đó, năm 2016, Bình Nhưỡng cũng đã phóng vệ tinh Kwangmyongsong-4 nhưng được cho là một vụ thử tên lửa đạn đạo trá hình. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.