Năm 2011 thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

(HPĐT)- Ngày 8-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu HĐND; dự thảo Nghị quyết về chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp; thông qua Nhị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010.

(HPĐT)- Ngày 8-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu HĐND; dự thảo Nghị quyết về chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp; thông qua Nhị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2010.

Nên quy định số dư là 2 ứng cử viên

Phần lớn đại biểu Quốc hội nhất trí với quan điểm chỉ tập trung sửa đổi những vướng mắc, bức xúc liên quan đến công tác tổ chức khi thực hiện bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp cùng ngày.

Vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là số dư ứng cử viên tại các đơn vị bầu cử. Quy định như dự thảo nhận được nhiều ý kiến ủng hộ. Nhưng cũng nhiều ý kiến đề nghị, nguyên tắc ở mỗi đơn vị bầu cử chỉ có số dư là 2 người, trừ trường hợp bất khả kháng sẽ do Hội đồng bầu cử quyết định.

Đại biểu Danh Út (Kiên Giang) đề nghị: Về số dư tại các đơn vị bầu cử tại Điều 46, dự thảo luật quy định số người trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội ở mỗi đơn vị bầu cử nhiều hơn số đại biểu được bầu ở đơn vị đó. Quy định như vậy là quá chung chung. Do đó, nên quy định cụ thể trong Luật là mỗi đơn vị bầu cử có số dư ít nhất là 2 người, để nâng cao tính lựa chọn trong công tác bầu cử. Ý kiến này nhận được sự đồng tình từ các đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu), Hoàng Thị Bình (Cao Bằng), Nguyễn Thị Thanh Hòa (Bắc Ninh)...

Về thời điểm công bố ngày bầu cử, các đại biểu Nguyễn Hồng Nhị (Nghệ An), Nguyễn Duy Nguyên (Hưng Yên) cho rằng, từ nay đến khi diễn ra bầu cử thời gian không còn nhiều, việc công bố thời gian thành lập Hội đồng bầu cử ở Trung ương và Ban bầu cử ở địa phương cần tiến hành sớm, có thể từ 120 ngày để tạo sự công bằng, dân chủ trong bầu cử và bảo đảm thời gian các bước hiệp thương. Về thời gian tiến hành công việc của các tổ chức bầu cử địa phương cũng cần cân nhắc hợp lý… Đại biểu Nguyễn Hồng Nhị (Nghệ An) đề nghị, Luật nên quy định việc kê khai tài sản của người ứng cử sao cho thực chất, tránh hình thức và có chế tài xử lý nghiêm đối với các hành vi tranh cử bất hợp pháp, không công bằng.

Số lượng thành viên Hội đồng bầu cử cũng được nhiều đại biểu quan tâm và nêu nhiều phương án cụ thể. Có ý kiến đề nghị quy định từ 5-21 người để phù hợp với khu vực bỏ phiếu, khi địa phương có số lượng đông từ 300-4.000 cử tri thì hoạt động linh hoạt hơn.

Thu hồi hoặc tăng thuế khi để đất hoang hóa

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết về chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp, các đại biểu tập trung tham gia ý kiến về 3 nhóm vấn đề: Những đối tượng được miễn và giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (quy định tại Điều 1 và 2); áp dụng pháp luật trong trường hợp các đối tượng được miễn giảm thuế quy định tại Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp mà không thể hiện trong Nghị quyết này; thời hạn miễn giảm thuế trong 5-10 năm tới.

Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) đề nghị xem xét lại khoản 2, Điều 2 quy định giảm một nửa thuế sử dụng đất nông nghiệp cho những đơn vị đang quản lý, sử dụng đất nhưng giao các tổ chức khác nhận thầu theo hợp đồng để sản xuất đất nông nghiệp. Quy định như vậy không hợp lý, vì hiện chỉ còn một số lực lượng vũ trang trực tiếp sản xuất nông nghiệp, còn các tổ chức khác thường cho cá nhân thuê lại. Việc này phát sinh nhiều tiêu cực gây mất ổn định xã hội ở nông thôn do nông dân khiếu kiện. Vì vậy, cần rà soát và thu lại diện tích đất nông nghiệp giao cho các tổ chức nhưng không trực tiếp sản xuất mà cho thuê lại. Với những đơn vị khai khẩn đất nông nghiệp, nên có chính sách bồi thường hợp lý. Đồng tình với ý kiến này, đại biểu Trần Văn Kiệt (Vĩnh Long) kiến nghị nên tăng thuế gấp 2-3 lần so với định mức đất nông nghiệp của những đơn vị cho thuê lại nhưng sử dụng không đúng mục đích, bỏ hoang.

Năm 2011: Mục tiêu GDP tăng 7-7,5%

Với đa số phiếu tán thành, các đại biểu Quốc hội biểu quyết, thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011.

Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát gắn với mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế; phấn đấu tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2010, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Mục tiêu phấn đấu trong năm 2011 là tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 7-7,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 10% so với năm 2010; nhập siêu không vượt quá 18% kim ngạch xuất khẩu. Về các chỉ tiêu xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2% theo chuẩn nghèo mới.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ tập trung thực hiện có hiệu quả 6 nhóm giải pháp quan trọng, trong đó thực hiện quyết liệt các giải pháp để tăng cường ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển; triển khai các giải pháp chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế; triển khai các chính sách bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, tập trung giải quyết một số vấn đề xã hội và môi trường bức xúc; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường đào tạo, chú trọng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội trong giai đoạn mới; củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế.

Hôm nay 9-11, Quốc hội làm việc tại hội trường, giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010./.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.