Mỹ vận dụng luật thời chiến để chống đại dịch COVID-19

Tổng thống Donald Trump bắt đầu vận dụng đạo luật sản xuất quốc phòng để tăng  nguồn cung máy thở cho điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở Mỹ.
Tổng thống Donald Trump bắt đầu vận dụng đạo luật sản xuất quốc phòng để tăng nguồn cung máy thở cho điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở Mỹ.
(PLVN) -  Nhà Trắng thông báo, Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu vận dụng đạo luật về sản xuất thời chiến, để đảm bảo nguồn lực sản xuất đủ số lượng máy thở nhằm duy trì chữa trị cho các bệnh nhân của virus corona.

Thông cáo của ông Trump nêu rõ: “Bộ trưởng Y tế cùng với Bộ trưởng An ninh nội địa cần sử dụng tất cả mọi quyền hạn theo luật (về sản xuất quốc phòng - PV), để đảm bảo cung cấp vật tư cho các đơn vị hoặc doanh nghiệp thành viên của các nhà sản xuất máy thở được liệt kê dưới đây”.

“Chỉ thị ngày hôm nay sẽ cứu sinh mạng con người thông qua việc loại bỏ những trở ngại trong chuỗi cung ứng, đe dọa đến việc sản xuất máy thở một cách nhanh chóng”, thông cáo của Nhà Trắng cho biết.

Trong thông cáo nêu tên sáu công ty, bao gồm cả hai tập đoàn sản  xuất xe hơi lớn của Mỹ là General Motors (GM), General Electric (GE), sẽ phải tham gia sản xuất các máy thở cần thiết cho việc điều trị các bệnh nhân nhiễm virus corona tại Mỹ.

Theo đạo luật này, các công ty có tên trong thông cáo của Nhà Trắng nêu trên có nghĩa vụ phải ưu tiên sản xuất và xuất xưởng các đơn hàng của liên bang. 

Hiện tại cả nước Mỹ có khoảng 65.000 máy thở có khả năng chữa trị cho các bệnh nhân nặng do nhiễm virus corona. Số máy thở này có thể lên tới 170.000 máy nếu tính cả các thiết bị đơn giản hơn chỉ chữa trị được cho một số trường hợp nhất định.

GM cho biết họ sẽ lắp đặt thiết bị sản xuất máy thở tại một nhà máy của họ chuyên sản xuất thiết bị điện tử cho ô tô ở bang Indiana. Từ tháng này, GM cũng sẽ hợp tác với Ventec Life Systems, một nhà sản xuất thiết bị y tế nhỏ tại Seattle, để bắt đầu sản xuất máy thở. 

GM cho biết có thể sản xuất được 10.000 máy thở mỗi tháng và có khả năng tăng công suất lên cao hơn nữa.

Đạo luật Sản xuất Quốc phòng được ông Trump sử dụng (ban hành từ Chiến tranh Triều Tiên năm 1950) để giúp Chính phủ liên bang tiến hành các hoạt động thời chiến, cũng như để đối phó với các tác động của bão lốc và mất điện. Hiện được dùng hằm đảm bảo các nguồn cung y tế cần thiết để đối phó với đại dịch virus corona, như máy thở và khẩu trang. 

Đạo luật cho phép Chính phủ liên bang được quyền yêu cầu các công ty tư nhân đáp ứng nhu cầu quốc phòng. Ví dụ, Tổng thống có thể yêu cầu các công ty trước hết ưu tiên thực hiện các hợp đồng nhà nước về quốc phòng. Ngoài ra, đạo luật còn cho phép Tổng thống có quyền sử dụng một loạt các biện pháp khuyến khích, chẳng hạn như các gói tín dụng, để tăng cường sản xuất theo yêu cầu.

Hãng thông tấn AP dẫn dữ liệu của Quốc hội Mỹ đưa tin rằng năm 2001 đạo luật này đã được vận dụng để đảm bảo cấp điện cho bang California. Trong chiến tranh Iraq nó được sử dụng để trợ giúp nhu yếu phẩm quân sự cho quân đội Anh. Năm 2017, Luật đã được kích hoạt để khắc phục hậu quả bão lụt ở Puerto Rico, yêu cầu các công ty tư nhân tập trung cung cấp thực phẩm, nước và vật liệu xây dựng cho hòn đảo chịu ảnh hưởng thiên tai.

Trước đó, cuối tháng 3, Người phát ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Margaret Harris đã dự báo Mỹ có thể biến thành "ổ dịch" virus corona mới của thế giới.

Cùng với đó, theo thông tin của ông Adam Vojtech - Bộ  trưởng Y tế Cộng hòa Séc, Mỹ cũng đã cho thử nghiệm thuốc chống virus corona có tên Remdesivir (sáng chế theo đơn đặt hàng đặc biệt) đối với một bệnh nhân nguy kịch đang điều trị tại của Bệnh viện chuyên khoa Prague Na Bulovc.

Thuốc mới do Công ty dược phẩm Gilead Science (cơ sở trực tiếp sản xuất, cung cấp thuốc cho các bác sĩ Séc). Theo dữ liệu của truyền hình quốc gia Séc, lãnh đạo nhóm các nhà nghiên cứu sáng chế và thử nghiệm thuốc Remdesivir trong công ty này là ông Tomash Ziglarge (người Séc). 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.