Mỹ tiến hành đánh giá mới về an toàn của máy bay Boeing 737 MAX

Hiện trường vụ rơi máy bay ở Ethiopia
Hiện trường vụ rơi máy bay ở Ethiopia
(PLVN) - Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cho biết sẽ khởi động một cuộc đánh giá mới về sự an toàn của máy bay Boeing 737 MAX vốn đang bị cấm bay trên toàn thế giới.

Reuters dẫn tuyên bố của FAA cho hay, cơ quan này sẽ lập một nhóm Đánh giá kỹ thuật chung của các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo sự an toàn của máy bay Boeing 737 MAX. Nhóm đánh giá này sẽ do cựu Chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Christopher Hart chủ trì và bao gồm thành viên là các chuyên gia từ FAA, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và giới chức hàng không quốc tế. 

FAA cho biết nhóm chuyên gia nói trên sẽ tiến hành một cuộc đánh giá toàn diện về giấy chứng nhận hệ thống điều khiển bay tự động trên máy bay Boeing 737 MAX; về các khía cạnh của hệ thống điều khiển bay tự động của máy bay 737 MAX, bao gồm cả thiết kế và sự tương tác của các phi công với hệ thống này nhằm xác định sự tuân thủ của Boeing với tất cả các quy định hiện hành cũng như xác định các cải tiến có thể cần thiết trong tương lai.

Cho đến nay, hơn 300 máy bay Boeing 737 MAX đã bị cấm bay trên toàn thế giới sau vụ tai nạn ở Indonesia vào tháng 10 năm ngoái và vụ rơi máy bay ở Ethiopia vào tháng trước, khiến gần 350 người thiệt mạng. Một quan chức của FAA cho biết, cuộc đánh giá nói trên không liên quan đến thời điểm cơ quan này quyết định cho phép máy bay 737 MAX trở lại hoạt động.

Thông tin về động thái của cơ quan quản lý hàng không Mỹ được đưa ra ít ngày sau khi FAA và Boeing có những thông báo cho thấy khả năng máy bay 737 MAX sẽ phải chịu lệnh cấm bay lâu hơn so với những suy đoán trước đó. Hôm tuần trước, Boeing cho biết đã lập trình lại phần mềm trên máy bay để ngăn chặn dữ liệu sai lệch kích hoạt hệ thống chống tròng trành vốn đang là tâm điểm chú ý sau 2 vụ tai nạn chết người. 

Trong khi đó, Ủy ban thương mại của Thượng viện Mỹ hôm 2/4 cũng thông báo đang điều tra các tin báo từ một số người tố giác rằng các thanh tra an toàn hàng không, bao gồm cả một số người đã thực hiện việc đánh giá chiếc Boeing 737 MAX, đã không được đào tạo hoặc cấp chứng nhận hợp lệ. Các công tố viên liên bang với sự hỗ trợ của FBI, văn phòng Tổng thanh tra Bộ Giao thông vận tải và một ủy ban điều tra do Bộ trưởng Giao thông Elaine Chao chỉ định cũng đang xem xét chứng nhận của máy bay. 

Ngày 4/4, Bộ trưởng Giao thông vận tải Ethiopia Dagmawit Moges tại một cuộc họp báo cho biết, theo kết quả điều tra ban đầu vụ rơi máy bay của hãng hàng không Ethiopian Airlines, các phi công trên chiếc máy bay gặp nạn đã tuân thủ đúng quy trình hướng dẫn do Boeing cung cấp nhưng vẫn không thể giành quyền kiểm soát để điều khiển máy bay. Vì vậy, Bộ trưởng Ethiopia đề nghị Boeing xem xét lại hệ thống kiểm soát máy bay và khẳng định chỉ khi nào giới chức hàng không xác nhận vấn đề này đã được giải quyết thì máy bay 737 MAX mới được phép trở lại hoạt động. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.