Mỹ thu thập bằng chứng để trừng phạt Ả rập Xê-út vì vụ nhà báo Khashoggi

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo
(PLO) - Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết nước này sẽ cần vài tuần để thu thập đủ bằng chứng trước khi áp đặt trừng phạt lên Ả rập Xê-út vì vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi tại Lãnh sự quán Ả rập Xê-út ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Reuters, phát biểu trên được Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đưa ra trong một buổi phỏng vấn với đài KMOX. Trong cuộc phỏng vấn, ông Pompeo cho biết, Tổng thống Donald Trump đã khẳng định Washington sẽ có biện pháp đáp trả vụ sát hại này. “Chính phủ đang xem xét việc áp đặt lệnh trừng phạt đối với các cá nhân có liên quan đến vụ việc mà đến nay chúng tôi đã nhận dạng”, Ngoại trưởng Mỹ nói.

Theo Ngoại trưởng Mỹ, sẽ phải mất vài tuần trước khi giới chức Mỹ thu thập được đủ bằng chứng để có thể đưa ra các lệnh trừng phạt. “Nhưng tôi nghĩ chúng ta sẽ sớm tới thời điểm đó. Chúng tôi sẽ tìm ra sự thực đằng sau câu chuyện này. Tổng thống đã khẳng định rằng chúng ta sẽ buộc những người có liên quan phải chịu trách nhiệm về tội ác ghê tởm này”, ông Pompeo nêu rõ. Có điều, dù khẳng định chính quyền Mỹ sẽ không tha thứ cho vụ sát hại nhà báo Khashoggi nhưng người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ cũng đã tái khẳng định quan hệ chiến lược lâu dài giữa Mỹ và Ả rập Xê-út đồng thời thông báo giới chức Mỹ dự kiến cũng sẽ thực hiện các biện pháp để giữ gìn mối quan hệ này.

Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ được đưa ra 1 ngày sau khi cựu Bộ trưởng tình báo Ả rập Xê-út - Hoàng tử Turki bin Faisal al Saud – lên tiếng cho rằng làn sóng phản đối ở Mỹ đối với Ả rập Xê-út sau vụ ông Khashoggi có nguy cơ gây tổn hại tới quan hệ chiến lược giữa 2 nước. “Chúng tôi coi trọng quan hệ chiến lược với Mỹ và hy vọng mối quan hệ này sẽ được duy trì. Chúng tôi cũng mong muốn động thái tương tự từ phía Mỹ”, vị Hoàng tử cho hay.

Trước khi qua đời, nhà báo người Ả rập Xê-út Khashoggi sống ở Mỹ. Ngày 2/10, ông tới lãnh sự quán Ả rập Xê-út ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để lấy một số giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn nhưng sau đó không trở ra. Ban đầu, Ả rập Xê-út bác bỏ có liên quan đến vụ biến mất của ông nhưng trước áp lực từ giới chức Thổ Nhĩ Kỳ và cộng đồng quốc tế, Riyadh sau đó đã thừa nhận nhà báo đã bị sát hại tại tòa lãnh sự. Ả rập Xê-út cũng đã công bố danh tính 18 nghi phạm liên quan đến vụ việc.

Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần kêu gọi dẫn độ các đối tượng này sang Thổ Nhĩ Kỳ để xét xử nhưng Ả rập Xê-út khăng khăng cho rằng các nghi phạm sẽ bị xét xử ở trong nước. Bộ Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ ngày 1/11 tiếp tục lên tiếng yêu cầu giới chức Ả rập Xê-út cung cấp thông tin về chỗ cất giấu thi thể của nhà báo Khashoggi, thúc giục Riyadh hợp tác với nước này trong việc điều tra vụ việc. 

Liên quan đến vụ việc, nhân Ngày Quốc tế chấm dứt quyền miễn trừ đối với tội ác chống lại các nhà báo 2/11, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã bày tỏ lo ngại sâu sắc trước thực trạng gia tăng số vụ tấn công nhà báo đồng thời kêu gọi các Chính phủ và cộng đồng quốc tế có các động thái tích cực bảo vệ các nhà báo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ có thể thực hiện công việc vinh quang của mình. Nhiều tổ chức quốc tế khác cũng đã lên tiếng kêu gọi các nước trên thế giới áp dụng những biện pháp phòng ngừa, nhằm bảo vệ tính mạng của những người làm báo, thông qua luật pháp. 

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.