Mỹ thử nghiệm tên lửa siêu thanh 'vượt xa tên lửa Nga ở mọi chỉ số'

Máy bay mang tên lửa của Mỹ.
Máy bay mang tên lửa của Mỹ.
(PLVN) - Căn cứ Không quân Edwards của Mỹ vừa đăng lên tài khoản Twitter đoạn video ghi lại chuyến bay đầu tiên của máy bay ném bom hạt nhân chiến lược B-52 Stratofortress được trang bị bản mẫu tên lửa siêu thanh AGM-183A - hay còn được biết đến với tên Vũ khí Phản ứng nhanh phóng từ máy bay (ARRW).

Theo hãng tin Sputnik, chuyến bay của chiếc B-52 Stratofortress diễn ra vào tuần trước. Trong chuyến bay này, tên lửa AGM-183A được gắn trên hệ thống treo của máy bay ném bom và không mang theo đầu đạn.

Thông tin do giới chức Mỹ công bố cho thấy, trong khuôn khổ chuyến bay đầu tiên, phi hành đoàn trên máy bay B-52 đã tiến hành thu thập thông tin về khả năng điều khiển của máy bay trong điều kiện mang vũ khí.

Theo nguồn tin, tên lửa siêu thanh AGM-183A của Mỹ vượt xa tên lửa đình đám Kh-47M2 Kinzhal của Nga ở mọi chỉ số cốt lõi.

Tên lửa này có tốc độ tối đa lên tới Mach 20, tức hơn 20 lần so với tốc độ âm thanh. Tầm bắn của tên lửa chưa được công bố cụ thể nhưng theo một số ước tính sẽ không dưới 2.000 km, thậm chí có thể đạt tới trên 5.000 km.

Thêm vào đó, đầu đạn của tên lửa AGM-183A có quỹ đạo cực kỳ linh hoạt và không thể dự đoán trước, có vận tốc gấp đôi tên lửa Kh-47M2 Kinzhal của Nga.

Đặc biệt, tên lửa AGM-183A còn có thể được phóng từ nhiều loại máy bay ném bom chiến lược B-52H, B-1B hay B-2A trong từ điều kiện thông thường trong khi để đạt tới vận tốc tối đa Mach 10 và cự ly 2.000 km, tên lửa Kh-47M2 Kinzhal của Nga được cho là sẽ cần máy bay MiG-31K phải phóng đạn ở độ cao 20 km và duy trì tốc độ Mach 2.

Tên lửa chiến thuật siêu thanh của Mỹ do Tập đoàn Lockheed Martin phát triển, phối hợp với nhiều công ty quốc phòng khác tiến hành từ năm 2018. Tên lửa ARRW dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2020.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...