Mỹ sắp rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Nga?

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton.
(PLO) - Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton trong chuyến thăm Nga từ ngày 22 đến 23/10 tới sẽ thông báo cho phía Nga về việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị rút khỏi Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã ký với Nga hơn 30 năm trước.

Theo New York Times, ngày 20/10, ông Bolton rời Mỹ, lên đường thăm Nga, Azerbaijan, Armenia và Gruzia.

Tại chặng dừng chân đầu tiên ở Moscow, ông dự kiến sẽ có cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev. 

Thông báo trên mạng xã hội Twitter, ông Bolton cho biết, tại các cuộc gặp với giới chức Nga, ông sẽ tiếp tục thảo luận về các nội dung đã được lãnh đạo Nga và Mỹ bàn thảo tại cuộc gặp thượng đỉnh được tổ chức tại Helsinki, Phần Lan hồi tháng 7 vừa qua.

Theo các nguồn tin của New York Times, một trong những nội dung quan trọng tại các cuộc thảo luận giữa Cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ với giới chức Nga là việc ông Bolton sẽ thông báo Mỹ chuẩn bị rút khỏi INF. 

Các nguồn tin của tờ báo trên cho hay, Mỹ có ý định rút khỏi hiệp ước với Nga với cáo buộc Nga đã vi phạm INF trong nhiều năm – cáo buộc mà Nga bác bỏ và tố ngược rằng Mỹ mới là bên vi phạm.

Hiệp ước INF được Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ký ngày 8/12/1987, theo đó cấm các hoạt động sản xuất, thử nghiệm và triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình có tầm bắn từ 500 km tới 5.500 km. 

Thỏa thuận mang tính bước ngoặt này đã đưa đến việc 2 bên đã phá bỏ gần 2.700 tên lửa và bệ phóng tên lửa, đồng thời tạo điều kiện để tăng cường quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô khi Chiến tranh Lạnh dần đi đến hồi kết.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Nga và Mỹ thường xuyên tranh cãi về việc thực hiện INF và cáo buộc nhau phá vỡ thoả thuận.

Ngoài ra, quan hệ giữa 2 nước cũng xấu đi vì những cáo buộc của Washington cho rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, vì cuộc chiến tại Syria cũng như tình hình ở Ukraine.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.