Mỹ sắp điều chỉnh 'thái độ' quân sự trên bán đảo Triều Tiên?

Nếu các cuộc đàm phán với Triều Tiên đạt tiến triển, Mỹ có thể phải bắt đầu thay đổi thái độ quân sự trên bán đảo Triều Tiên.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Joseph Dunford đã đưa ra tuyên bố trên khi phát biểu tại một diễn đàn ở Đại học Duke ngày 5/11. 

Chú thích ảnh
 Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Joseph Dunford. Ảnh: AFP/ TTXVN

Trong bài phát biểu, ông Dunford nêu rõ: "Chúng ta càng có nhiều thành công trên con đường ngoại giao thì chúng ta càng có thêm nhiều bất tiện trong không gian quân sự". Ông cho rằng cuộc đàm phán sẽ tạo ra một thể thức mà Mỹ sẽ phải bắt đầu thay đổi thái độ quân sự trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cho biết Washington đang sẵn sàng làm điều này để ủng hộ Ngoại trưởng Mike Pompeo. Tuy nhiên, ông Dunford không nêu cụ thể những thay đổi này là gì. 

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, dự kiến, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ gặp Phó Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong Chol ở New York vào ngày 8/11 để thảo luận vấn đề phi hạt nhân hóa. 

Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết tại cuộc gặp sắp tới, hai bên sẽ thảo luận tất cả 4 trụ cột trong tuyên bố chung, được đưa ra sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm 12/6 tại Singapore. Cũng theo thông báo trên, đặc phái viên Mỹ phụ trách vấn đề Triều Tiên Stephen Biegun sẽ tham gia cuộc gặp nhằm thảo luận những nỗ lực hướng tới việc "đạt được phi hạt nhân hóa hoàn toàn, đầy đủ, và có thể kiểm chứng" của Triều Tiên. Bên cạnh đó, hai bên cũng có thể tiếp tục lên kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 vào đầu năm 2019.

Trước đó, trả lời phỏng vấn chương trình CBS Sunday, Ngoại trưởng Pompeo coi đây là "một cơ hội tốt để tiếp tục các cuộc thảo luận phi hạt nhân hóa", đồng thời bày tỏ hy vọng sẽ đạt được "một số tiến triển thực sự" trong cuộc gặp sắp tới, trong đó có cả khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần 2.

Quan hệ Mỹ-Triều có những dấu hiệu tích cực kể từ sau cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ nhất trung tuần tháng 6 vừa qua. Tại cuộc gặp, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ký một tuyên bố chung, theo đó Bình Nhưỡng cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn đổi lấy đảm bảo an ninh từ Washington.

Gần một năm qua, Triều Tiên đã không tiến hành thử tên lửa đạn đạo hoặc hạt nhân, đồng thời cho biết đóng cửa bãi thử hạt nhân chính của nước này, cũng như sẽ tháo dỡ một số cơ sở. Tuy nhiên, hiện các cuộc đàm phán Mỹ-Triều đang rơi vào bế tắc do hai bên còn nhiều khác biệt liên quan đến quy mô phi hạt nhân hóa, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và tuyên bố chính thức kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên.

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.