Mỹ rút 11.900 binh sỹ khỏi Đức

 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper.
(PLVN) - Mỹ sẽ cắt giảm 11.900 binh sỹ của nước này đang hiện diện tại Đức và chuyển một số trong số này sang Italia và Bỉ.

Theo AFP, thông tin trên được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper công bố ngày 29/7. Theo đó, giới chức Mỹ cho biết, trong một cuộc tái bố trí lực lượng có thể bắt đầu trong vòng vài tuần tới, Lầu Năm Góc sẽ đưa về nhà khoảng 6.400 quân nhân ở Đức và chuyển gần 5.600 người tới các quốc gia NATO khác.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper cho hay, việc luân chuyển này sẽ khiến tổng số binh sỹ Mỹ đang hiện diện tại Đức rơi vào khoảng 24.000 người. Mục tiêu chính của việc điểu chuyển này là củng cố sườn đông nam của NATO gần Biển Đen. Trong khi đó, việc chuyển các đơn vị chỉ huy của Mỹ sang Bỉ là để cải thiện sự phối hợp với bộ chỉ huy NATO.

Ông Esper cho biết thêm rằng một số binh sỹ Mỹ cũng có thể được điều đến Ba Lan và các nước vùng Baltic nếu những nước đó đạt được thỏa thuận cuối cùng với Washington về ý tưởng này. “Những thay đổi này chắc chắn sẽ đạt được các nguyên tắc cốt lõi trong việc tăng cường sự răn đe của Mỹ và NATO đối với Nga; củng cố NATO; trấn an các đồng minh và cải thiện tính linh hoạt chiến lược của Mỹ”, ông Esper nhấn mạnh.

Động thái này có thể có tác động kinh tế và chiến lược đáng kể ở Đức, nơi hàng chục ngàn lính Mỹ đã đóng quân kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới II.

Hôm đầu tháng này, các nhà lãnh đạo của 4 bang của Đức đã thúc giục Quốc hội Mỹ ngăn chặn việc giảm quân Mỹ ở Đức, cảnh báo rằng việc này có thể làm suy yếu sự răn đe của NATO đối với Moscow. Song, ông Esper nói rằng động thái này đã được thảo luận từ lâu và không phải là kết quả của việc Tổng thống Donald Trump không hài lòng với mối quan hệ giữa Washington và Berlin.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...