Mỹ muốn cạnh tranh ảnh hưởng ở châu Phi với Trung Quốc, Nga

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton
(PLO) - Mỹ đang có kế hoạch thực hiện các biện pháp nhằm cạnh tranh với tầm ảnh hưởng về kinh tế và chính trị đang gia tăng của Nga và Trung Quốc ở châu Phi, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton tuyên bố.

Theo Reuters, phát biểu tại một hội thảo ở Tổ chức Heritage, ông Bolton tuyên bố ưu tiên số 1 của Mỹ sẽ là phát triển quan hệ kinh tế với châu Phi nhằm tạo ra các cơ hội cho các doanh nghiệp Mỹ làm ăn ở khu vực này. Ngoài ra, Mỹ cũng muốn thông qua các biện pháp nhằm đảm bảo sự độc lập của các nước châu Phi phù hợp với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. “Các cường quốc như Trung Quốc và Nga đang mở rộng nhanh chóng ảnh hưởng chính trị và tài chính trên khắp châu Phi. Họ đang tăng cường đầu tư tại khu vực nhằm tạo lợi thế cạnh tranh với Mỹ”, ông nói.

Chỉ đích danh Trung Quốc, Cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ cho rằng Trung Quốc đang dùng việc hối lộ, những thỏa thuận mờ ám và chiến lược bẫy nợ để buộc các nước châu Phi phụ thuộc vào ý muốn và nhu cầu của họ. Ông này cũng cho rằng các doanh nghiệp đầu tư theo hình thức liên danh có sự tham gia của các doanh nghiệp Trung Quốc tại các nước ở khu vực này luôn tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng. Theo ông Bolton, việc này có thể làm cản trở tăng trưởng kinh tế ở châu Phi và khiến các nước này lệ thuộc về mặt kinh tế.

Về phía Mỹ, ông Bolton tuyên bố Mỹ đang phát triển sáng kiến “Châu Phi thịnh  vượng” để hỗ trợ các khoản đầu tư của Mỹ ở châu Phi và giúp gia tăng tầng lớp trung lưu trong khu vực. Trong khuôn khổ sáng kiến, Washington sẽ đầu tư có trọng điểm tại châu Phi. Cùng với đó, ông Bolton cũng thông báo Mỹ sẽ đánh giá lại sự hỗ trợ của Mỹ cho các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc vì cho rằng những hoạt động này không mang lại nhiều hiệu quả và thành công. 

Ông Landry Signe – một học giả tại Sáng kiến tăng trưởng châu Phi thuộc Viện Brookings ở Washington - đã hoan nghênh việc Chính phủ Mỹ tập trung vào thương mại và đầu tư nhưng muốn biết rõ hơn về những hành động cụ thể mà Mỹ dự định sẽ thực hiện. “Chiến  lược châu Phi mới của Chính phủ Mỹ cho thấy sự hiểu biết phù hợp hơn đối với sự phát triển năng động và thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra ở châu Phi. Tuy nhiên, chiến lược đó dường như còn chưa phù hợp để có thể giải quyết hết các lợi ích về kinh tế an ninh và ảnh hưởng vốn đang bị đe dọa của Mỹ ở khu vực”, ông nói.

Ông Judd Devermont - Giám đốc chương trình châu Phi tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược tại Washington cũng cho biết ông thất vọng vì bài phát biểu Bolton  mới chỉ tập trung vào Trung Quốc mà không đưa ra những chi tiết cụ thể về các kế hoạch của Mỹ. “Chúng tôi không rõ cách tiếp cận châu Phi thịnh vượng của Mỹ sẽ ra sao, nguồn lực thực hiện đến từ đâu? Những điều này cần phải được vạch rõ trong chiến lược.  Chúng ta cần nói rõ hơn về những lĩnh vực mà Chính phủ Mỹ muốn ưu tiên đầu tư tại châu Phi. Những vấn đề này cần phải được minh bạch với người châu Phi”, ông nói.

Cuối tháng 10 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một dự luật cải tổ cách thức Chính phủ liên bang Mỹ viện trợ nước ngoài, đồng thời tạo ra một cơ quan mới quản lý ngân sách lên đến 60 tỷ USD nhằm đối trọng với ảnh hưởng đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.