Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình máy bay tàng hình F-35 vì tên lửa Nga

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Nhà Trắng ngày 17/7 xác nhận rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị loại khỏi chương trình máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của NATO sau khi Ankara vẫn quyết mua hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga bất chấp cảnh báo từ các đồng minh phương Tây.

Theo AFP, thông tin trên được Người phát ngôn Nhà Trắng Stephanie Grisham xác nhận trong một tuyên bố.

“Thật không may, quyết định mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga của Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy sự tiếp tục tham gia của nước này trong chương trình F-35 là không thể”, bà Grisham nói.

Theo Người phát ngôn Nhà Trắng, máy bay chiến đấu tấn công chung F-35 do Mỹ sản xuất không thể cùng tồn tại với một nền tảng thu thập thông tin tình báo của Nga có thể được sử dụng để tìm hiểu các khả năng tiên tiến của máy bay Mỹ.

Bà Grisham cho biết thêm rằng Washington đã đưa ra “nhiều” đề nghị bán hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của nước này cho Thổ Nhĩ Kỳ nhưng Ankara vẫn quyết định mua hệ thống S-400 của Nga, đi ngược lại cam kết của NATO về việc tránh triển khai các hệ thống của Nga.

“Điều này sẽ có tác động bất lợi đến khả năng tương tác của Thổ Nhĩ Kỳ với Liên minh”, Người phát ngôn Nhà Trắng nói.

Mặc dù vậy nhưng bà Grisham cũng nói thêm rằng Mỹ vẫn rất coi trọng mối quan hệ chiến lược của mình với Ankara và sẽ tiếp tục hợp tác rộng rãi với Thổ Nhĩ Kỳ, có tính đến những hạn chế do sự hiện diện của hệ thống S-400 ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Thông báo của Mỹ được đưa ra 5 ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu nhận chuyển giao hệ thống tên lửa của Nga, bất chấp những cảnh báo suốt 2 năm qua của Mỹ và các đồng minh NATO khác rằng các hệ thống này có thể làm xáo trộn mối quan hệ của họ.

Hành động của Mỹ sẽ ngăn chặn hoạt động của một số nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ đang sản xuất các bộ phận và linh kiện cho máy bay F-35 cũng như kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc mua khoảng 100 máy bay chiến đấu tiên tiến 

Thổ Nhĩ Kỳ đã ngay lập tức phản ứng trước động thái của Mỹ. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ gọi hành động loại nước này khỏi chương trình F-35 là “không công bằng”. Bộ này trong một tuyên bố cho rằng “bước đi một chiều này không tuân thủ tinh thần liên minh đồng thời cũng không dựa trên lý do chính đáng”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...