Mỹ - Iran tiếp tục căng thẳng vì vụ bắn rơi máy bay trinh sát

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê chuẩn việc tấn công quân sự vào Iran nhằm trả đũa vụ Tehran bắn rơi máy bay trinh sát không người lái của nước này. Tuy nhiên, lệnh tấn công đã được hủy bỏ vào phút chót.

Theo Reuters, sau nhiều tuần căng thẳng gia tăng vì các cuộc tấn công nhằm vào tàu chở dầu ở vùng Vịnh mà Mỹ đổ lỗi cho Iran, Iran ngày 20/6 cho biết họ đã bắn hạ một máy bay trinh sát không người lái của quân đội Mỹ đang tiến hành do thám nước này.

Máy bay của Mỹ bị bắn hạ là máy bay trinh sát không người lái Global Hawk có giá 130 triệu USD của Mỹ. Tuy nhiên, Người phát ngôn Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ Bill Urban khẳng định máy bay của Mỹ đã bị tên lửa đất đối không của Iran bắn hạ khi đang di chuyển trên không phận quốc tế. 

Vụ việc đã khiến căng thẳng ở khu vực vùng Vịnh thêm căng thẳng, dấy lên lo ngại xảy ra xung đột giữa Mỹ và Iran. Trước đó, Mỹ đã điều thêm 1.000 binh sỹ tới Trung Đông để đối phó với việc mà nước này cho là đe dọa từ Iran.

Bộ Ngoại giao Iran ngày 21/6 cho biết, tại cuộc gặp với Đại sứ Thụy Sỹ tại Iran Markus Leitner ngày 20/6, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi đã đưa ra bằng chứng “không thể chối cãi” cho thấy máy bay không người lái của Mỹ bị Iran bắn hạ đã vi phạm không phận Iran.

Thụy Sỹ hiện là nước đại diện cho lợi ích của Mỹ tại Iran. “Ngay cả một số phần của xác máy bay không người lái cũng đã được trục vớt từ vùng lãnh hải của Iran”, ông Araghchi nói với đặc phái viên Thụy Sỹ. 

Theo Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ, tại cuộc gặp, ông Araghchi cũng đã kêu gọi các lực lượng Mỹ “tôn trọng biên giới trên không và trên biển của Iran và tuân thủ đầy đủ các quy định quốc tế”. Thứ trưởng Ngoại giao Iran tái khẳng định Iran không tìm kiếm một cuộc chiến tranh và xung đột ở Vịnh Ba Tư, cảnh báo các lực lượng Mỹ không có bất cứ động thái vô căn cứ nào trong khu vực.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif ngày 20/6 cũng tuyên bố, Iran có thể sẽ đưa vụ việc lên Liên Hợp quốc để chứng minh rằng máy bay không người lái của Mỹ đã bay vào không phận Iran trước khi bị bắn hạ. 

Về phía Mỹ, hãng tin New York Times dẫn các nguồn tin được cho là các quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ tham gia vào việc tranh luận hoặc được thông báo về tình hình cho biết, ông Trump đã phê chuẩn việc tiến hành một cuộc tấn công quân sự chống lại Iran  để trả đũa vụ Iran bắn rơi một máy bay trinh sát không người lái trị giá 130 triệu USD của nước này.

Theo nguồn tin của New York Times, ông Trump ban đầu đã phê chuẩn việc tấn công vào một số mục tiêu như radar và các bệ phóng tên lửa của Iran. Theo kế hoạch ban đầu, việc tấn công sẽ được tiến hành vào rạng sáng 21/6 để giảm thiểu rủi ro cho quân đội Iran hoặc dân thường.

Để thực hiện kế hoạch, các máy bay của Mỹ đã được điều động ở trên không và tàu chiến đã vào vị trí. Song, đã không có tên lửa nào được bắn đi khi lệnh phát động tấn công được rút lại. New York Times cho biết, ông Trump đã hủy bỏ kế hoạch tấn công vào phút chót.

Việc đột ngột đảo ngược quyết định như vậy đã ngăn chặn hành động quân sự thứ 3 của ông Trump chống lại các mục tiêu ở Trung Đông. Trước đó, ông Trump đã ra lệnh tấn công 2 lần nhằm vào các mục tiêu ở Syria, bao gồm các năm 2017 và 2018. 

Trong một diễn biến có liên quan, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) tối 20/6 đã ban hành lệnh cấm khẩn cấp đối với các hãng hàng không nước này bay qua khu vực không phận do Tehran kiểm soát trên Eo biển Hormuz và Vịnh Oman.

Trước động thái của FAA, hãng hàng không quốc gia Australia Qantas Airways cho biết các chuyến bay của hãng qua Trung Đông sẽ tránh eo biển Hormuz và Vịnh Oman.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.