Mỹ hối thúc lập 'NATO Ả rập': Khuyết tật bẩm sinh

Ông Trump và Thái tử Ả rập Xê út Mohammed bin Salman.
Ông Trump và Thái tử Ả rập Xê út Mohammed bin Salman.
(PLO) - Mỹ đang hối thúc và hậu thuẫn mạnh mẽ những đồng minh và đối tác ở khu vực Trung Đông và vùng Vịnh thành lập tập hợp lực lượng mới được so sánh như một dạng “NATO của các nước Ả rập”. 

Năm ngoái, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ và ở ngay điểm đến đầu tiên của chuyến công du này là Ả rập Xê út, ông Donald Trump đã đề cập đến việc ấy và kêu gọi các nước Ả rập tham gia. Đến thời điểm hiện tại, ông Trump đã có được cả thảy 8 nước trong khu vực sẵn sàng là 6 nước thành viên của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh là Ả rập Xê út, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Bahrain, Cô oét, Oman và Qatar, cùng với Ai cập và Jordani. 

Khác với NATO thuần tuý chỉ là một liên minh quân sự, tập hợp lực lượng mới này vừa muốn là một liên minh quân sự vừa muốn là một tổ chức hợp tác và liên kết khu vực, là liên minh quân sự để đối phó và chống Iran, là tổ chức hợp tác và liên kết khu vực để cùng phát triển. 

Khác với NATO, Mỹ không là thành viên - không loại trừ khả năng sau này Mỹ có thể tham gia - mà chỉ đứng ở phía sau. Nhưng giống như đối với NATO, không có vai trò quyết định của Mỹ, ít nhất về chính trị an ninh, quân sự và đối phó Iran, thì liên minh này sẽ chỉ là hữu danh vô thực. 

Trước mắt, vai trò dẫn dắt liên minh được giao phó cho Ả rập Xê út và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Hai nước này và Mỹ “cùng hội cùng thuyền” thực sự trong chuyện chống và đối phó Iran. Họ có được ở ông Trump đối tác, đồng minh và chỗ dựa lý tưởng trong cuộc đối địch với Iran. Mục đích của họ là lợi dụng Mỹ để kình địch với Iran và ràng buộc Mỹ vào cuộc đối đích của họ với Iran. 

Sáu nước còn lại không hẳn hoàn toàn hữu hảo và thân thiện với Iran nhưng cũng chẳng thù địch và đối đầu Iran đến mức như hai nước kia và Mỹ. Họ tham gia liên minh này trước hết và chủ yếu nhằm để tranh thủ Mỹ. Tất cả có cùng lợi ích là muốn buộc chân Mỹ vào khu vực này, muốn Mỹ nếu không tăng cường thì cũng duy trì cam kết và can dự vào khu vực, lợi dụng Mỹ giải quyết cho họ những vấn đề của họ.

Ông Trump chủ trương giảm bớt cam kết của Mỹ ở bên ngoài nước Mỹ. Hiện tại, ở khu vực Trung Đông và vùng Vịnh này, Mỹ có lợi ích chiến lược lâu dài và thiết thực trước mắt ở chuyện đối phó Iran, chuyện chống khủng bố, chuyện cạnh tranh chiến lược với Nga ở Syria. “NATO Ả rập” giúp ông Trump đạt được mục đích vừa giảm bớt cam kết và can dự trực tiếp mà vẫn không bị tổn hại lợi ích cơ bản. Các nước thành viên của liên minh này ở khu vực sẽ chống khủng bố và chống, đối phó Iran thay Mỹ và cho Mỹ.

Liên minh là lợi dụng lẫn nhau. Chỉ có điều là ngay từ khi chưa ra đời nó đã mang khuyết tật. Khuyết tật trước hết là cùng thuyền thì dễ nhưng để được cùng hội thật sự thì rất khó. Các thành viên có mức độ và bản chất quan hệ khác nhau với Iran. Những thành viên khác sẽ không để cho Ả rập Xê út và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất muốn làm gì thì làm với tập hợp lực lượng mới này.

Trong nội bộ liên minh không thể tránh khỏi có cạnh tranh vai trò và ảnh hưởng. Năm ngoái, chính nhiều thành viên hiện tại của liên minh đã phát động cuộc chiến tranh ngoại giao với Qatar và đến tận hiện tại vẫn duy trì những biện pháp cô lập, bao vây, cấm vận và trừng phạt Qatar về chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại và tài chính. 

Chừng nào chuyện này chưa được giải quyết ổn thoả thì chừng đó chưa thể có được sự đồng thuận nhất trí thật sự trong nội bộ liên minh. Việc đối phó và chống Iran không đơn giản và dễ dàng thành công bởi Iran hiện đã là cường quốc quân sự ở khu vực, không bị cô lập trên thế giới, trong thế giới Ả rập và thế giới Hồi giáo. Ở khu vực Trung Đông và vùng Vịnh, Iran đã trở thành một tác nhân quyền lực.

Cuối cùng phải kể đến vai trò của cá nhân ông Trump. Chỉ cần người này thay đổi quan điểm thì vai trò và ảnh hưởng của liên minh này lập tức sẽ bị ảnh hưởng. Ông Trump luôn tỏ ra không thân thiện với Iran, nhưng vừa mới đây lại ngỏ ý sẵn sàng gặp lãnh đạo Iran mà không đưa ra bất kỳ điều kiện tiên quyết nào. Chỉ cần quan hệ giữa Mỹ và Iran được cải thiện thì liên minh này không tránh khỏi bị chết yểu.

Liên minh là lợi dụng lẫn nhau. Chỉ có điều là ngay từ khi chưa ra đời nó đã mang khuyết tật. Khuyết tật trước hết là cùng thuyền thì dễ nhưng để được cùng hội thật sự thì rất khó. Các thành viên có mức độ và bản chất quan hệ khác nhau với Iran. Những thành viên khác sẽ không để cho Ả rập Xê út và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất muốn làm gì thì làm với tập hợp lực lượng mới này. Trong nội bộ liên minh không thể tránh khỏi có cạnh tranh vai trò và ảnh hưởng. Chừng nào chuyện này chưa được giải quyết ổn thoả thì chừng đó chưa thể có được sự đồng thuận nhất trí thật sự trong nội bộ liên minh. 

Đọc thêm

Tuyên bố đáng chú ý của Nga

Tuyên bố đáng chú ý của Nga
(PLVN) - Trong bối cảnh phương Tây thảo luận việc cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đưa ra tuyên bố: Nga có thể chuyển giao công nghệ hạt nhân cho "các quốc gia thù địch với Mỹ".

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua
(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.