Mỹ: Hàng ngàn người ung thư do chế độ ăn uống nghèo nàn

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Một nghiên cứu mới được công bố trên trang Phổ bệnh ung thư JNCI cho thấy, chế độ ăn uống có thể tác động nhiều đến nguy cơ gây ung thư hơn chúng ta vẫn nghĩ. 

Ước tính có khoảng 80.110 trường hợp ung thư mới ở người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên ở Mỹ vào năm 2015 chỉ đơn giản là do ăn một chế độ ăn nghèo nàn. Con số này tương đương với khoảng 5,2% trong số các trường hợp ung thư xâm lấn mới được chẩn đoán ở người trưởng thành Mỹ.

Ung thư vì tiêu thụ ít ngũ cốc

Tiến sĩ Fang Fang Zhang - nhà dịch tễ học về dinh dưỡng và ung thư tại Đại học Tufts (Boston, Mỹ) - là tác giả của nghiên cứu cho biết, tiêu thụ ít ngũ cốc có liên quan lớn nhất đến gánh nặng ung thư ở Mỹ, tiếp theo là ăn ít sữa, rau và trái cây, ăn nhiều thịt chế biến, thịt đỏ và uống nhiều đồ uống có đường.

Theo kết quả nghiên cứu, chỉ ăn một lát thịt xông khói mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ ung thư đại trực tràng cao hơn. Nghiên cứu bao gồm dữ liệu về chế độ ăn uống của người trưởng thành tại Mỹ trong giai đoạn 2013-2016, xuất phát từ Khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia, cũng như dữ liệu về tỷ lệ mắc ung thư quốc gia năm 2015 từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ. 

“Các nghiên cứu trước đây cung cấp bằng chứng mạnh mẽ rằng tiêu thụ nhiều thịt chế biến và tiêu thụ ít ngũ cốc nguyên hạt làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng”, ông Zhang nói. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ung thư đại tràng và trực tràng có số lượng và tỷ lệ cao nhất trong các trường hợp liên quan đến chế độ ăn uống, ở mức 38,3%. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa thể làm sáng tỏ mối liên quan giữa chế độ ăn uống và nguy cơ ung thư có thể thay đổi khi một người già đi.

Nhưng nói chung, theo ông Zhang, “chế độ ăn uống là một trong số ít các yếu tố rủi ro có thể thay đổi để phòng ngừa ung thư”. “Những phát hiện này nhấn mạnh nhu cầu giảm gánh nặng ung thư và chênh lệch ở Mỹ bằng cách cải thiện việc ăn các nhóm thực phẩm và chất dinh dưỡng quan trọng”, ông Zhang cho hay.

Chọn thực phẩm hữu cơ để phòng chống ung thư

Ngày nay, thực phẩm siêu chế biến chiếm tỉ lệ ngày càng lớn trong chế độ ăn uống của nhiều người. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy 60% lượng calo trong chế độ ăn uống trung bình của người Mỹ đến từ loại thực phẩm này và một nghiên cứu năm 2017 cho thấy thực phẩm siêu chế biến chiếm một nửa khẩu phần ăn của người Canada, hơn 50% chế độ ăn uống của người dân ở Vương quốc Anh và nhiều nước đang phát triển cũng bắt đầu ăn theo công thức này.

Ông Nurgul Fitzgerald - Phó Giáo sư tại Khoa Khoa học Dinh dưỡng Đại học Rutgers - nhận định, ngày nay, mọi người luôn muốn có một bữa ăn nhanh chóng. Khi lựa chọn thực phẩm, hương vị là yếu tố số 1 đối với hầu hết người tiêu dùng nhưng giá cả và sự tiện lợi cũng rất quan trọng.

Với thực phẩm chế biến sẵn, yếu tố tiện lợi có thể đứng đầu danh sách. Vì vậy, nghiên cứu của Tiến sỹ Fang Fang Zhang đã chỉ ra rằng mọi người có thể bảo vệ bản thân khỏi bệnh ung thư bằng cách tránh các thực phẩm siêu chế biến và thay vào đó chọn thực phẩm hữu cơ.

Theo một nghiên cứu được công bố năm ngoái trên tạp chí y khoa JAMA Internal Medicine, những người thường xuyên ăn thực phẩm hữu cơ sẽ giảm nguy cơ phát triển ung thư. Cụ thể, những người chủ yếu ăn thực phẩm hữu cơ có nhiều khả năng tránh được ung thư hạch không Hodgkin và ung thư vú sau mãn kinh hơn những người hiếm khi hoặc không bao giờ ăn thực phẩm hữu cơ.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu được công bố trên cùng một tạp chí vào tháng 2, chúng ta phải đối mặt với nguy cơ tử vong sớm cao hơn 14% với mỗi lần tăng 10% lượng thực phẩm siêu chế biến mà chúng ta ăn.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.